banner

SÙI MÀO GÀ KHI MANG THAI: NỖI ÁM ẢNH VỚI MẸ BẦU

Mong muốn lớn nhất của mỗi phụ nữ khi mang thai là bé con phát triển khỏe mạnh và bình an chào đời. Vì thế, nhiều mẹ bầu mắc sùi mào gà luôn bất an, lo lắng về những ảnh hưởng của bệnh đối với thai nhi. Theo nghiên cứu y khoa, sùi mào gà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và nguy cơ lây truyền bệnh cho em bé rất thấp. Tuy nhiên thai phụ cần được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi sức khoẻ cẩn thận để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

Tìm hiểu về bệnh sùi mào gà khi mang thai

Sùi mào gà là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Nguyên nhân gây bệnh là do sự xâm nhập và tấn công của virus Human Papillomavirus (HPV). Hiện nay, nghiên cứu y khoa đã ghi nhận khoảng 150 tuyp virus HPV khác nhau, trong đó, người bệnh mắc virus tuyp 16, 18 có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hầu hết phụ nữ mang thai nhiễm virus HPV do quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ bằng đường miệng hoặc hậu môn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể lây nhiễm virus HPV khi tiếp xúc với máu, vết thương hở của người bệnh hoặc dùng chung vật dụng cá nhân như quần lót, bàn chải, khăn tắm… của người nhiễm virus HPV.

Virus HPV xâm nhập vào cơ thể sẽ ủ bệnh từ 2 tuần đến 9 tháng, một vài trường hợp có thời gian ủ bệnh vài năm mới xuất hiện triệu chứng. Các biểu hiện của bệnh sùi mào không rõ ràng nên chị em rất khó nhận biết, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Một số triệu chứng sùi mào gà mẹ bầu cần lưu ý là:

  • Trên cơ thể xuất hiện các mụn thịt như nhú gai. Mụn có thể mọc ở bất kỳ bộ phận nào, song chủ yếu mọc tại cơ quan sinh dục như âm đạo, âm hộ, đôi khi xuất hiện tại hậu môn, khoang miệng.
  • Các nốt mụn có màu trắng, hồng nhạt, kích thước nốt mụn nhỏ và mọc riêng lẻ. Chúng không gây đau, không gây ngứa, tuy nhiên nếu ấn vào sẽ chảy dịch.
  • Khi các nốt mụn phát triển, chúng mọc thành từng mảng giống hoa súp lơ và mào gà.
  • Nốt mụn to dần và vỡ, khiến vùng da bị viêm loét và nhiễm trùng
  • Âm đạo tiết dịch nhiều bất thường, kèm mùi hôi tanh khó chịu
  • Đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rát
  • Sốt, cơ thể mệt mỏi, giảm cân đột ngột mà không rõ lý do.

SÙI MÀO GÀ KHI MANG THAI

SÙI MÀO GÀ KHI MANG THAI

Sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhiều phụ nữ mắc sùi mào gà khi mang thai lo lắng bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi không. Đồng cảm với nỗi niềm của chị em, bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên – bác sĩ CK1 Sản phụ khoa tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội chia sẻ: Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữa sùi mào gà khi mang thai với hiện tượng sảy thai, sinh non hay các biến chứng thai sản khác. Tuy nhiên, bệnh vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với thai phụ và thai nhi.

Đối với thai phụ

–       Thai phụ bị bội nhiễm

Nồng độ hormone estrogen, progesterone tăng cao khi mang thai là nguyên nhân khiến bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai phát triển nhanh hơn so với người bình thường. Chưa kể, sức đề kháng suy giảm khi mang bầu khiến các nốt sùi nhanh chóng bị bội nhiễm và lan rộng.

–       Gây đau đớn cho mẹ bầu

Các nốt sùi phát triển nhanh về kích thước dễ bị vỡ khi cọ xát mạnh, gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh. Ngoài ra, vùng da tại vị trí nốt sùi vỡ sẽ lở loét và viêm nhiễm, khiến mẹ bầu đau rát và khó chịu.

–       Tâm lý mẹ bầu bị ảnh hưởng

Thai kỳ mệt mỏi cùng triệu chứng sùi mào gà kéo dài làm mẹ bầu bất an, lo lắng không biết bệnh có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Bên cạnh đó, những mụn thịt xuất hiện và lở loét trên da khiến thai phụ tự ti trong giao tiếp, ngại gần gũi với chồng. Một vài trường hợp mẹ bầu căng thẳng kéo dài dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

–       Cản trở quá trình sinh thường

Các nốt sùi phát triển to, liên kết thành các mảng lớn không chỉ gây đau rát khi tiểu tiện mà còn làm giảm sự co giãn của mô âm đạo, khiến mẹ bầu khó sinh thường.

–       Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung

Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ngày một tăng và có xu hướng trẻ hóa. Phụ nữ mang thai nhiễm virus HPV tuyp 16 và 18 có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và đe dọa đến tính mạng của nữ giới nếu không được điều trị kịp thời.

Đối với thai nhi

Virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở mẹ có thể lây sang con trong quá trình sinh thường. Khi em bé đi qua ngả âm đạo để chào đời, trẻ sẽ tiếp xúc với chất dịch chứa virus HPV ở âm đạo của mẹ, khiến trẻ có nguy cơ bị u nhú thanh quản, gây khàn giọng, khóc yếu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây viêm đường hô hấp, tắc nghẽn đường thở của trẻ. Dù xác suất xảy ra thấp, chỉ khoảng 4/100.000 trẻ sau sinh bị lây nhiễm bệnh song các bác sĩ khuyến cáo thai phụ mắc sùi mào gà không nên sinh thường để đảm bảo an toàn cho con.

Chữa sùi mào gà khi mang thai bằng phương pháp nào?

Phụ nữ mang thai có dấu hiệu mắc bệnh sùi mào gà nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và xác định chính xác mức độ mắc bệnh nặng hay nhẹ. Dựa trên tình trạng sức khỏe và sự tiến triển của mụn cóc, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Hầu hết thai phụ mắc sùi mào gà sẽ trì hoãn điều trị sau sinh bởi thuốc điều trị bệnh gây ảnh hưởng không tốt cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, trường hợp bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng và các triệu chứng bệnh sùi nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc về phương pháp điều trị để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Y học hiện đại điều trị sùi mào gà bằng phương pháp dưới đây:

  • Điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da

Hiện nay, bệnh sùi mào gà chưa có thuốc đặc trị nên virus HPV không thể chữa dứt điểm, khả năng tái phát bệnh khá cao. Do đó, mục tiêu điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai là điều trị các triệu chứng.

Các loại thuốc điều trị sùi mào gà có tác dụng giảm thiểu các triệu chứng phiền toái do bệnh gây ra, kiểm soát và hạn chế bệnh diễn biến nặng. Tuy nhiên, thuốc điều trị bệnh đều chứa steroid gây ảnh hưởng đến thai kỳ, kèm một số tác dụng phụ như đau nhức, ngứa rát, phát ban, kích ứng…

Vì thế, chị em tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Để đảm bảo an toàn, chị em nên đến bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của mụn sùi có phù hợp điều trị bằng thuốc hay không.

Ngoài thuốc uống, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng phương pháp điều trị sùi mào gà bằng kem bôi để loại bỏ mụn rộp vùng kín để kiểm soát và làm giảm kích thước của những mụn cóc này.

  • Điều trị bằng phương pháp đóng băng mụn sùi

Trường hợp thai phụ có mụn cóc sinh dục quá lớn và có thể gây ra biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng nito lỏng để đông lạnh và loại bỏ những nốt mụn.

Cụ thể, bác sĩ sẽ sử dụng nito lỏng – 196 độ C gây bỏng lạnh vùng da xung quanh nốt sùi mào gà, khiến vùng da cùng các nốt sùi bong ra, sau đó được thay thế bằng lớp da mới.

Phương pháp này an toàn và mang lại hiệu quả chữa trị cao. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, chị em sẽ cảm thấy đau đớn.

  • Phẫu thuật cắt bỏ mụn sùi

Trường hợp bệnh nhân mắc sùi mào gà điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp phẫu thuật để loại bỏ các nốt sùi. Tuy nhiên phương pháp này không tiêu diệt virus triệt để, gây ra những thương tổn lâu lành trên da và khả năng tái phát sau khi điều trị.

Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai điều trị sùi mào gà bằng phương pháp này khi nốt mụn nay có khả năng gây hại cho thai kỳ.

  • Dùng tia laser để loại bỏ mụn sùi

Phương pháp này áp dụng trong trường hợp thai phụ bị sùi mào gà nặng, các nốt sùi lan rộng. Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser chiếu trực tiếp vào các nốt sùi, loại bỏ hoàn toàn những u nhú và ổ virus bên trong cơ thể thai phụ.

Phương pháp này được các bác sĩ đánh giá là rất ít rủi ro, tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, chị em chỉ nên thực hiện khi mụn cóc quá khó chịu và ảnh hưởng đến thai kỳ.

  • Điều trị bằng phương pháp ALA – PDT

Phương pháp ALA – PDT được chuyên gia đánh giá cao về tính hiệu quả và mức độ an toàn trong việc đẩy lùi virus HPV. Phương pháp này sử dụng ánh sáng quang học để kích hoạt phân tử nhạy sáng trong mô bệnh, giúp phá hủy mô tổn thương một cách chọn lọc và hạn chế tối đa tổn thương đến những mô lành.

Nếu thai phụ bị mụn cóc sinh dục hoặc bất kỳ chủng virus HPV nào nên đi khám càng sớm càng tốt.

Lời khuyên của bác sĩ về điều trị sùi mào gà khi mang thai

Y học hiện đại phát triển vượt bậc giúp việc điều trị sùi mào gà trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù không thể loại bỏ triệt để virus HPV trong cơ thể song các phương pháp chữa trị hiện đại có khả năng loại bỏ các nốt sùi, nhanh chóng, an toàn và giảm nguy cơ tái phát xuống thấp. Tuy nhiên, việc điều trị sùi mào gà cho phụ nữ mang thai phức tạp hơn so với người bình thường bởi mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, bất cứ sự tác động nào cùng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai phụ và thai nhi.

Do đó, phụ nữ mang thai mắc bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị tốt nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến cáo thai phụ điều trị bệnh sau khi sinh em bé bởi các phương pháp chữa trị có thể gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của trẻ. Trường hợp các nốt mụn phát triển to, lở loét gây đau đớn và có khả năng gây biến chứng ảnh hưởng thai kỳ, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng biện pháp điều trị phù hợp.

Dù vậy, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự điều trị trong bất cứ trường hợp nào, đặc biệt cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không thử chọc hay cố tình làm vỡ những mụn sùi vì sẽ làm viêm nhiễm trùng lan rộng.
  • Không sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng kem bôi có chứa steroid.
  • Không dùng nước đá để loại bỏ các nốt mụn.
  • Không cắt bỏ hoặc lột da những mụn cóc.
  • Không điều trị bệnh bằng các phương pháp chưa được thử nghiệm hoặc chưa được chứng minh về độ an toàn.

Phòng ngừa sùi mào gà khi mang thai

Chị em có kế hoạch mang thai nên đi khám sức khỏe sinh sản để đảm bảo bản thân không mắc bệnh phụ khoa cũng như bệnh xã hội. Nếu chị em mắc bệnh, hãy lùi kế hoạch sinh con để điều trị bệnh triệt để. Bên cạnh đó, chị em cần duy trì lối sống khoa học và lành mạnh như:

  • Thai phụ chú ý vệ sinh “cô bé” sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và sau khi quan hệ tình dục.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác
  • Giữ vùng kín khô thoáng, mặc quần lót thoải mái, rộng rãi
  • Tiêm phòng vacxin HPV trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi để đạt hiệu quả tối ưu
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ và đạm lành mạnh
  • Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ và dễ gây dị ứng
  • Phụ nữ có thai không nên uống rượu bia, nước ngọt có ga và sử dụng các chất kích thích
  • Quan hệ thủy chung với 1 bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ và không nên quan hệ tình dục bằng đường miệng, hậu môn.
  • Không nên quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh sùi mào gà bởi có thể lây nhiễm cho bạn tình.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, không nên quá lo lắng bởi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

Sùi mào gà không thể tự biến mất nếu không được điều tri đúng phương pháp. Nếu trong quá trình mang thai chị em chưa điều trị sùi mào gà thì ngay sau sinh, chị em nên đến cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh dứt điểm. Việc điều trị sớm sẽ ngăn chặn bệnh diễn biến nặng và phòng tránh lây nhiễm cho bé trong quá chăm sóc.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám