Sùi mào gà lây như thế nào? cách phòng tránh bệnh
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay. Đáng lo ngại hơn, trong 3 tháng ủ bệnh, hầu hết bệnh nhân bị sùi mào gà không phát hiện bản thân mắc bệnh đã vô tình lây nhiễm bệnh cho bạn tình, khiến số lượng ca mắc sùi mào gà gia tăng nhanh chóng. Vì thế, nhiều người ki tìm hiểu vể căn bệnh này thắc mắc: Sùi mào gà lây như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh bệnh sùi mào gà? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc trên.
Sùi mào gà lây như thế nào?
Sùi mào gà (còn gọi là mụn cóc sinh dục) là bệnh xã hội phổ biến do virus HPV (Human Papillomavirus) gây nên. Virus HPV có khoảng 100 chủng loại khác nhau, trong đó, sùi mào gà chủ yếu do virus HPV nhóm 6 và 11 gây nên.
Virus HPV gây bệnh sùi mào gà có khả năng lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác thông qua:
Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân hàng đầu truyền nhiễm bệnh sùi mào gà. Bất kỳ hoạt động tình dục nào cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người bị nhiễm virus HPV mà không sử dụng bao cao su.
- Virus HPV có thể lây lan từ khu vực cơ quan sinh dục đến xung quanh vùng hậu môn dù không phát sinh quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
- Một số trường hợp sử dụng bao cao su những vẫn bị nhiễm bệnh do virus có thể lây nhiễm vào bộ da ở bộ phận sinh dục không được bao phủ bởi cao su trong quá trình giao hợp.
Đường máu
Khi mắc sùi mào gà, virus sẽ có trong máu và dịch tiết của người bệnh. Lúc này, nếu vết thương hở, trầy xước của người không mắc bệnh tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của người mắc bệnh thì khả năng cao sẽ lây nhiễm virus sùi mào gà.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian ủ bệnh, nếu người không mắc bệnh được nhận máu từ người nhiễm virus HPV thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra do trước khi truyền máu cho người bệnh, các bác sĩ đã tiến hành xét nghiệm, sàng lọc và kiểm tra kỹ lưỡng xem có vấn đề bất thường hay không.
Lây truyên từ mẹ sang con
Sùi mào gà có thể lây từ mẹ sang con thông qua cuống rốn và nước ối. Ngoài ra, trong quá trình sinh thường, em bé có thể lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc với máu và dịch sản chứa virus. Dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh mối liên hệ giữa sùi mào gà khi mang thai với hiện tượng sảy thai, sinh non hay các biến chứng thai sản khác. Tuy nhiên, bệnh vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với thai phụ và thai nhi.
- Mụn sùi mào gà phát triển lớn, gây tắc đường sinh thường, khiến thai phụ phải sinh mổ.
- Xuất hiện mụn sùi bên trong đường thở của thai nhi, khiến trẻ sinh ra bị u nhú thanh quản, u nhú đường hô hấp, gây khàn giọng, khóc yếu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây viêm đường hô hấp, tắc nghẽn đường thở của trẻ.
Dùng chung vật dụng cá nhân
Virus gây bệnh có thể trú ngụ tại các vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần lót, bồn tắm, bàn chải đánh răng, dao cạo râu… Nếu người khỏe mạnh dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh, đặc biệt tiếp xúc trực tiếp mắt, miệng với dịch tiết thì có nguy cơ lây nhiễm virus sùi mào gà.
Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp tiêu diệt tận gốc virus HPV gây bệnh sùi mào gà. Các phương pháp chữa bệnh hiện tại chủ yếu điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cách tốt nhất là mọi người chủ động phòng tránh bệnh sùi mào gà.
Tiêm Vacxin HPV
Tiêm vacxin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích. Ba loại vacxin hiệu quả trong phòng ngừa sùi mào gà cũng như ung thư do virux HPV gây ra là vacxin 2vHPV, 4vHPV và 9vHPV. Vacxin chống virus nên tiêm trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi và đạt hiệu quả tối ưu khi người đó chưa quan hệ tình dục và chưa tiếp xúc với HPV. Tuy theo độ tuổi mà số mũi tiêm vacxin sẽ giao động từ 1 – 3 mũi. Để phòng tránh virus HPV cũng như bệnh sùi mào gà, cả nam và nữ nên chủ động tiêm phòng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, vacxin HPV chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh khác.
- Ăn uống đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây giàu chất xơ, thực phẩm chứa đạm lành mạnh như trứng, hạnh nhân, thịt gà, sữa…, đặc biệt là thực phẩm chống oxy hóa mạnh như tỏi, hành…
- Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
Xây dựng lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh
- Tuân thủ đời sống tình dục lành mạnh, quan hệ thủy chung 1 vợ – 1 chồng
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ và không nên quan hệ tình dục bằng đường miệng, hậu môn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
- Giữ vùng kín khô thoáng, mặc quần lót thoải mái, rộng rãi.
- Khám sức khỏe thường xuyên và định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn đọc sẽ nắm rõ vấn đề sùi mào gà lây qua đường nào cũng như biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp, hãy gọi ngay đến số điện thoại 02437 152 152 để được các chuyên gia hàng đầu tư vấn miễn phí.