BỆNH LẬU Ở NỮ GIỚI: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Bệnh lậu là bệnh xã hội phổ biến có thể gặp ở cả nam và nữ trong bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh lậu ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ và khả năng sinh sản về sau. Vì thế, việc trang bị kiến thức về bệnh lậu cũng như kiến thức tình dục an toàn giúp mọi người chủ động phòng ngừa, thăm khám và điều trị bệnh sớm.
Tìm hiểu bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm do song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Vi khuẩn lậu thường sinh sôi, phát triển tại vùng niêm mạc ẩm ướt, nhạy cảm như cơ quan sinh dục (gồm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng), mắt, hậu môn, cổ họng, trực tràng…
Nguyên nhân gây bệnh lậu ở nữ là do sự hoạt động của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Chúng lây truyền từ người này sang người khác trong quá trình qua hệ tinh dục không an toàn, bất kể quan hệ qua đường âm đạo, miệng hay hậu môn. Các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo: Nữ giới quan hệ không an toàn với người mắc bệnh có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn lậu lên đến 90%. Ngoài ra, nữ giới khỏe mạnh có thể lây nhiễm khuẩn lậu khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người bệnh hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân như quần lót, bàn chải đánh răng, khăn mặt…Tuy nhiên, trường hợp này sẽ ít xảy ra hơn.
Những yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh lậu ở nữ giới là:
- Quan hệ tình dục nhưng không sử dụng bao cao su, quan hệ bằng đường âm đạo, miệng, hậu môn
- Đời sống tình dục phóng khoáng, có nhiều bạn tình
- Quan hệ tình dục trong tình trạng không tỉnh táo do bị ảnh hưởng bởi rượu, bia và các chất kích thích
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
Các triệu chứng bệnh lậu thường xuất hiện sau 3 – 14 ngày kể từ khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh lậu thường không rõ ràng và điển hình, khiến nữ giới nhầm lẫn với dấu hiệu bệnh viêm nhiễm phụ khoa thông thường. Trong đó, khoảng 50% trường hợp không có triệu chứng nào, khiến nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh lậu, vô tình lây nhiễm cho người khác.
Nữ giới mắc bệnh lậu thường gặp một số biểu hiện như:
- Dịch âm đạo tiết nhiều bất thường, chất lỏng màu hơi trắng hoặc vàng nhạt
- Tiểu tiện nhiều lần, cảm giác đau buốt nóng rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
- Lỗ niệu đạo sưng tấy, chảy dịch mủ màu vàng, xanh
- Đau bụng dưới, đau lưng, cơn đau tăng lên khi nữ giới quan hệ tình dục.
- Đau nhức và ngứa hậu môn, chảy máu hậu môn, trực tràng, chảy máu khi đại tiện
- Xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh nguyệt
- Trường hợp bị nặng hơn có thể bị số, cơ thể mệt mỏi, đau nhức.
Bệnh lậu trong giai đoạn cấp tính nếu không phát hiện và điều trị tích cực sẽ chuyển biến nhanh chóng sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, vi khuẩn bệnh lậu đã sinh sôi phát triển mạnh mẽ, gây nên những thương tổn nghiêm trọng cho các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục.
Vì thế, nữ giới nhận thấy các biểu hiện bất thường tại cơ thể hoặc nghi ngờ bản thân mắc bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, giúp chị em tránh xa những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của bệnh lậu ở nữ giới
Lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm. Bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.
- Gây vô sinh, hiếm muộn
Vô sinh, hiếm muộn là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lậu ở nữ giới. bệnh lậu làm viêm tắc vòi trứng, cản trở trứng gặp tinh trùng để thụ tinh, từ đó làm giảm khả năng thụ thai, khiến nữ giới đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
- Nhiễm trùng máu
Song câu khuẩn lậu có thể xâm nhập vào màu, gây nhiễm trùng máu. Nếu không có can thiệp y khoa tích cực, khuẩn lậu sẽ di chuyển theo dòng máu gây nhiễm trùng các cơ quan khác trong cơ thể. Tình trạng nhiễm khuẩn này nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Ảnh hưởng đến thai nhi
Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu có thể lây truyền vi khuẩn lậu cho thai nhi qua nhau thai và đường nước ối, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai nhi sinh ra bị dị tật, nhẹ cân, xuất hiện các vết lở loét trên cơ thể.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể nhiễm khuẩn lậu từ mẹ trong quá trình sinh thường. Do khuẩn lậu thường trú ngụ tại cổ tử cung và âm đạo có thể bám vào mắt, mũi, miệng khi trẻ đi qua đường âm đạo, khiến trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng máu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
- Suy giảm chất lượng cuộc sống
Bệnh lậu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, khiến nữ giới mệt mỏi, lo lắng, bất an về sức khỏe của mình. Tình trạng này kéo dài khiến chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc giảm sút.
Chưa kể cảm giác đau nhức, ngứa ngáy tại vùng kín khiến người bệnh suy giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục vợ chồng.
- Gây viêm mắt
Song cầu khuẩn lậu có thể lây lan đến mắt, làm mắt người bệnh đỏ như bị đau mắt đỏ. Lâu dần, thị lực của người bệnh dần giảm sút, thậm chí có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
- Sưng họng, lở loét họng
Nữ giới mắc bệnh lậu ở cổ họng thường đau rát rát họng, sưng amidan, chảy dịch mủ màu trắng, thậm chí gây loét họng nếu tình trạng này kéo dài.
- Gia tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội khác
Bệnh lậu ở nữ giới nếu không điều trị tích cực có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác.
Cách điều trị bệnh lậu ở nữ giới
Y học hiện đại điều trị bệnh lậu bằng một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc để điều trị bệnh lậu ở nữ giới
Với những bệnh nhân mắc bệnh lậu ở mức độ nhẹ và bệnh chưa gây biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc để điều trị bệnh lậu.
Thuốc điều trị bệnh lậu chủ yếu là thuốc kháng sinh, được điều chế dưới dạng uống hoặc dạng tiêm. Thuốc có công dụng chính là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lậu, tăng cường hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng để chống lại khuẩn lậu.
Ưu điểm của phương pháp điều trị bằng thuốc là tiện lợi, dễ thực hiện và ít tốn kém. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh quá nhiều cũng có thể gây ra hiện tượng kháng kháng sinh, khiến hiệu quả điều trị giảm và gia tăng nguy cơ tái phát bệnh.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị bệnh lậu bằng thuốc, nữ giới cần lưu ý:
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, tuyệt đối không được tự ý tăng/giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc giữa chừng.
- Không được quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh, tránh lây nhiễm chéo cho bạn tình.
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, áp lực.
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm sau một thời gian điều trị bệnh.
Điều trị bệnh lậu bằng công nghệ gen DHA
Điều trị bệnh lậu bằng công nghệ gen DHA được áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, bệnh đã gây ra biến chứng hoặc việc dùng thuốc điều trị không mang lại hiệu quả.
Phương pháp phục hồi gene DHA là phương pháp điều trị bệnh lậu tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng kỹ thuật hiện đại để loại bỏ triệt để vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa nguy cơ tái phát và giúp phục hồi thương tổn hiệu quả.
Phương pháp này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như:
- An toàn, hiệu quả điều trị bệnh cao
- Hạn chế khả năng tái phát xuống mức thấp nhất
- Không gây đau đớn trong quá trình điều trị
- Thời gian điều trị ngắn, không cần nằm viện
- Không ảnh hưởng đến cơ quan xung quanh
Với những ưu điểm trên, kỹ thuật phục hồi gene DHA được chuyên gia đánh giá cao về khả năng chữa khỏi bệnh lậu và hạn chế rủi ro của các phương pháp điều trị truyền thống.
Cách phòng ngừa bệnh lậu ở nữ giới
Đề phòng ngừa bệnh lậu hiệu quả, nữ giới cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh như ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, làm việc điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là khăn tắm, khăn mặt, đồ lót…
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, xây dựng lối sống tình dục lành mạnh, chung thuỷ 1 vợ 1 chồng.
- Ngưng quan hệ với bạn tình khi nghi ngờ họ có triệu chứng của bệnh lậu hoặc bệnh xã hội khác, sau đó nên đi khám càng sớm càng tốt.
- Trường hợp nữ giới bị mắc bệnh lậu thì tuyệt đối không được quan hệ tình dục để tránh lây bệnh cho người khác.
- Khám sức khoẻ sinh sản định kỳ 6 tháng – 1năm/lần để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể cùng như đảm bảo cả hai không mắc bệnh xã hội hoặc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục.
Bài viết đã trang bị cho bạn đọc kiến thức về bệnh lậu ở nữ giới. Hy vọng những thông tin trên có ích cho bạn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh lậu. Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, bạn có thể chọn tư vấn trực tuyến hoặc gọi số điện thoại 02437 152 152- 0969 668 152 để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn miễn phí 24/7.