Bệnh lậu ở nam và nữ khác nhau như thế nào?
Bệnh lậu là căn bệnh có thể xảy ra ở nam và nữ. Tuy nhiên, bệnh lậu ở nam và nữ có sự khác nhau khá rõ rệt. Nhìn chung, các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới rầm rộ, còn ở nữ thì âm thầm, dễ bỏ qua. Vậy, bệnh lậu ở nam và nữ khác nhau như thế nào? Cùng theo dõi bài viết này để tìm câu trả lời nhé.
Bài viết được tham vấn nguyên môn bởi bác sĩ Lê Văn Hốt – chuyên khoa ngoại tiết niệu, hiện đang công tác tại phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội.
Bệnh lậu là gì? Vì sao bệnh lậu ở nam và nữ có sự khác nhau?
Bệnh lậu là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến hiện nay, có tác nhân gây bệnh là lậu cầu khuẩn hoặc vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Đây là một loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung của phụ nữ, niệu đạo của nam giới, mắt, miệng và hậu môn. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lậu, nhưng phổ biến nhất là nam nữ trong độ tuổi sinh sản.
Vậy, vì sao bệnh lậu ở nam và nữ có sự khác nhau? Theo bác sĩ Hốt, điều này xuất phát từ cấu tạo của niệu đạo. Ở điều kiện bình thường, cấu tạo niệu đạo của nam giới và nữ giới có sự khác biệt về mặt giải phẫu. Niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn so với nam giới, nên bệnh lậu ít rầm rộ hơn. Ngược lại, do niệu đạo của nam giới dài, cho nên ở giai đoạn cấp tính thì bệnh lậu ở nam giới có tính chất rầm rộ hơn.
Bệnh lậu ở nam khác gì bệnh lậu ở nữ?
Về triệu chứng, bệnh lậu ở nam và nữ có sự khác nhau rất rõ rệt, nhất là trong giai đoạn cấp tính. Cụ thể:
Biểu hiện bệnh lậu ở nam giới
Triệu chứng này có thể xuất hiện ở cả nam giới chuyển giới, phụ nữ chuyển giới và người thuộc giới tính thứ 3 và có dương vật. Thông thường, sẽ có đến 90% nam giới có triệu chứng rõ rệt của bệnh lậu ngay từ giai đoạn cấp tính. Khi đó, bệnh sẽ có các biểu hiện sau:
- Chảy mủ bất thường ở lỗ sáo, có màu vàng, nhiễm trùng càng nặng thì chảy mủ càng nhiều.
- Đau hoặc sưng ở lỗ niệu đạo do viêm, tình trạng viêm nặng có thể kèm theo xuất tinh ra máu.
- Đau bất thường ở bìu hoặc khi chạm vào tinh hoàn, nguyên nhân là bởi khi bị bệnh lậu, vi khuẩn lậu sẽ lan sang các vùng da xung quanh, trong đó có tinh hoàn và sẽ gây viêm mào tinh hoàn.
- Ngoài ra, nam giới bị bệnh lậu còn có các triệu chứng như mệt mỏi, kiệt sức, sốt nhẹ, nổi hạch ở bẹn, ăn uống không ngon miệng…
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới
Các triệu chứng này bao gồm ở phụ nữ chuyển giới, nam chuyển giới và người thuộc giới tính thứ 3 có âm đạo. Theo thống kê, có đến 97% trường hợp bệnh lậu ở nữ giới không có triệu chứng và chỉ có 3% trường hợp là có triệu chứng nhẹ thoáng qua. Chỉ đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng mới xuất hiện các triệu chứng như:
- Tiết dịch âm đạo nhiều bất thường, có màu trắng và có mùi hôi tanh khó chịu.
- Sưng đỏ ở lỗ niệu đạo
- Tiểu nhiều và có cảm giác tiểu buốt, tiểu rát.
- Ra máu âm đạo dù không trong kỳ kinh, có thể chảy máu sau khi quan hệ tình dục.
- Đau bụng, đau lưng, đau ở vùng chậu và sau khi quan hệ tình dục.
- Ngoài ra, nữ giới bị bệnh lậu còn có triệu chứng mệt mỏi, kiệt sức, ốm, rối loạn kinh nguyệt…
Triệu chứng bệnh lậu chung ở mọi giới tính
Đây là những triệu chứng chung của bệnh lậu ở cổ họng hoặc trực tràng (do người bệnh quan hệ bằng miệng trên bộ phận sinh dục hoặc quan hệ qua đường hậu môn). Bệnh lậu ở cổ họng ít phổ biến hơn, nhưng triệu chứng của bệnh ở nam và nữ tương đồng với nhau. Cụ thể:
- Cổ họng ngứa ngáy, khó chịu, đau buốt, khó nuốt.
- Hậu môn ngứa, tiết dịch, đau khi đại tiện.
Điều trị và phòng ngừa bệnh lậu
Điều trị bệnh
Bệnh lậu là căn bệnh do vi khuẩn gây ra và hoàn toàn có thể điều trị triệt để nếu phát hiện bệnh từ sớm. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh ở nữ có phần khó khăn hơn nam do ở giai đoạn cấp tính của bệnh thường không có triệu chứng cụ thể. Vì vậy, phụ nữ nên thường xuyên khám tầm soát bệnh xã hội để sớm phát hiện bệnh lậu, từ đó điều trị bệnh dứt điểm, tránh để bệnh trở nặng. Đối với nam giới, triệu chứng bệnh lậu ở giai đoạn cấp tính rất rầm rộ nên phải đi khám ngay khi có những biểu hiện sớm của bệnh.
Các bạn có thể chọn khám bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh để đảm bảo an toàn. Nếu bạn đang sống ở Hà Nội, có thể đến các địa chỉ khám chữa bệnh xã hội uy tín như phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108…
Phòng ngừa bệnh lậu
Bệnh lậu ở nam và nữ đều có các phòng tránh giống nhau. Theo đó, để phòng tránh bệnh lậu, chúng ta cần:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ là phương pháp tối ưu nhất nhằm phòng ngừa các bệnh lý lây qua đường tình dục, bao gồm bệnh lậu. Tuy nhiên, đây không phải biện pháp an toàn tuyệt đối.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là các vật dụng có trong nhà nghỉ, khách sạn, nhà tắm công cộng…
- Trung thủy một vợ một chồng hoặc nếu không có mối qua hệ vợ chồng thì chỉ nên quan hệ với 1 bạn tình duy nhất.
- Mẹ bầu cần chú ý khám bệnh lậu trước và trong thời gian mang thai, bởi bệnh lậu có thể lây từ mẹ sang con.
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất mỗi năm một lần, đối với người có tiền lệ mắc bệnh xã hội hoặc quan hệ tình dục không an toàn (không dùng bao cao su, quan hệ với nhiều người, gái mại dâm…) thì nên khám định kỳ 6 tháng/ lần.
Hy vọng thông qua những bài viết trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa bệnh lậu ở nam và nữ, từ đó sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị bệnh kịp thời. Nếu nhận thấy có những dấu hiệu bất thường trong sức khỏe của bản thân, bạn có thể mô tả lại những dấu hiệu đó với chúng tôi thông qua khung chat phía dưới, sẽ có bác sĩ chuyên khoa giải đáp tận tình nhất.
Để đặt lịch khám tại phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội, bạn có thể bấm gọi HOTLINE hoặc đăng ký trực tiếp [TẠI ĐÂY]