Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu và bệnh phát triển như thế nào?
Bệnh lậu là bệnh xã hội tác động xấu tới sức khỏe tinh thần cũng như khả năng sinh sản của người bệnh. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu là vô cùng cần thiết giúp điều trị đạt hiệu quả cao, rút ngắn thời gian điều trị, đảm bảo chất lượng cuộc sống. Vậy thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu? Bệnh phát triển như thế nào? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Sơ lược về bệnh lậu là gì
Lậu là bệnh lây truyền qua con đường tình dục do vi khuẩn lậu cầu Neisseria gonorrhoeae gây ra, có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Vi khuẩn này chủ yếu lây lan qua con đường tình dục không an toàn. Do đó, những người quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ không sử dụng các biện pháp bảo hộ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lậu.
Ngoài ra, vi khuẩn lậu cũng có thể lây lan từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở, dùng chung vật dụng cá nhân, từ mẹ sang con…
Với nhiều con đường lây nhiễm khuẩn lậu, bệnh lậu có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể con người như mắt, họng, lưỡi, hậu môn… Khuẩn lậu cầu mới xâm nhập vào cơ thể thì thường không gây ra triệu chứng mà chúng cần khoảng thời gian ủ bệnh. Sau thời gian này các triệu chứng mới dần xuất hiện và phát triển từ nhẹ đến nặng nếu không được điều trị. Vậy thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu?
Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu?
Với các bệnh lý có thể khác, khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, cơ thể sẽ bắt đầu có triệu chứng phản ứng với chúng. Tuy nhiên, bệnh lậu lại không như vậy. Khi mới xâm nhập và cơ thể con người, khuẩn lậu cầu không gây ra các triệu chứng mà chúng bắt đầu vào thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh được tính từ lúc khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể cho tới khi xuất hiện triệu chứng.
Thông thường, thời gian ủ bệnh lậu khá ngắn, khoảng từ 2-5 ngày sau khi nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh cũng có thể dài hơn, đôi khi thời gian ủ bệnh kéo dài 14 ngày.
Thời gian ủ bệnh lậu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe tổng quát của người bệnh và độ mạnh yếu của vi khuẩn. Nếu người bệnh có sức khoẻ yếu, sức đề kháng kém, hay thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ có thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với người có sức khoẻ tốt.
Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây truyền vi khuẩn cho người khác bằng các con đường trên. Sau thời gian ủ bệnh, khuẩn lậu cầu có thể xâm nhập vào các cơ quan sinh dục lân cận gây viêm nhiễm như niệu đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng ở nữ giới; niệu đạo, tinh hoàn, viêm tinh hoàn ở nam giới.
Các giai đoạn phát triển ở bệnh lậu
Bệnh lậu phát triển qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Khuẩn lậu cầu bắt đầu xâm nhập vào niệu đạo. Sau khoảng 36 tiếng kể từ khi thâm nhập, chúng sẽ tấn công mạnh mẽ vào bên trong cơ thể và bắt đầu phát triển
- Giai đoạn hai: Giai đoạn này, vi khuẩn lậu sinh sôi, phát triển mạnh mẽ và các triệu chứng bắt đầu xuất hiện
- Giai đoạn cuối: Các triệu chứng của bệnh tái phát nhiều lần, vi khuẩn có thể xâm nhập vào các cơ quan lân cận gây viêm nhiễm
Sự phát triển và triệu chứng biểu hiện của bệnh lậu có sự khác biệt ở nam và nữ giới.
Ở nam giới
- Thời gian ủ bệnh lậu ở nam giới trong khoảng 3 – 5 ngày.
- Biểu hiện: Mủ chảy ra từ trong niệu đạo, có màu xanh, trắng hoặc vàng đặc; tiểu buốt, có thể kèm theo tiểu rắt, có thể đi kèm sốt và mệt mỏi;
- Biến chứng: Nguy cơ viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và ống dẫn tinh.
Ở nữ giới
- Thời gian ủ bệnh ở nữ giới thường không rõ ràng, trong khoảng 10 ngày
- Biểu hiện: Phần lớn nữ giới mắc bệnh lậu không có triệu chứng rõ ràng, có trên 50% trường hợp không có triệu chứng nên nhiều bệnh nhân không biết mình mắc bệnh lậu, dễ lây nhiễm cho người khác. Những trường hợp có triệu chứng thì dễ bị nhầm là nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang. Triệu chứng thường gặp ở phụ nữ bị lậu là tiểu buốt, chảy máu âm đạo giữa các chu kỳ kinh nguyệt, đau khi giao hợp, đau bụng dưới…
- Biến chứng: Tăng nguy cơ mắc viêm buồng trứng, viêm vòi trứng và viêm vùng chậu, có thể gây thai ngoài tử cung, vô sinh…
Thời gian ủ bệnh lậu ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh và mức độ mạnh – yếu của vi khuẩn. Trong thời gian ủ bệnh, người nhiễm khuẩn lậu sẽ không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng lây bệnh. Do đó, nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn thì nên làm xét nghiệm kiểm tra khuẩn lậu cũng như bệnh xã hội khác để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe sinh sản.