Bác sĩ chia sẻ các mốc khám thai quan trọng chị em cần ghi nhớ
Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, bác sĩ CKI Sản Phụ Khoa Phòng khám đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: Khi mang thai, ngoài việc bổ sung các loại thuốc bổ đúng cách, có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh, chị em cần phải ghi nhớ các mốc khám thai quan trọng. Vậy mốc khám thai định kỳ nào cần thiết? khám thai 5 tuần, khám thai 12 tuần hay khám thai 22 tuần có quan trọng không? Nếu như chị em chưa nắm bắt được, phần dưới của bài viết sẽ giúp bạn.
Thăm khám thai định kỳ là như thế nào?
Đối với chị em phụ nữ mang thai là một điều gì đó rất “thiêng liêng” khó nói thành lời, bên cạnh niềm hạnh phúc sẽ đan xen là sự lo lắng. Chị em luôn muốn biết em bé của mình phát triển như thế nào. Vì thế, khi mang thai chị em sẽ luôn thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Thăm khám thai định kỳ là hình thức chị em thăm khám thai theo các mốc phát triển của thai nhi. Thông qua các lần thăm khám sẽ giúp các mẹ nắm bắt được sự phát triển của thai nhi. Từ đó, giúp chị em biết cách dưỡng thai cũng như có chế độ chăm sóc thai kỳ để thai nhi luôn khỏe mạnh.
Thăm khám định kỳ mẹ bầu sẽ được:
- Thăm khám sức khỏe tổng quát
- Siêu âm ổ bụng
- Tiến hành làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo
- Được giải thích cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng, việc bổ sung các vitamin, giúp thai phụ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.
Khám thai định kỳ có những lợi ích nào?
Bác sĩ Duyên cho biết, kể từ khi mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai cơ thể của chị em có nhiều thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Vì thế, việc thăm khám thai định kỳ có vai trò rất quan trọng:
- Giúp mẹ bầu theo dõi được tình trạng sức khỏe của bản thân
- Nắm bắt được sự phát triển của thai nhi qua từng thời kỳ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Phát hiện sớm ra các bệnh lý di truyền, di tật nếu có
- Đồng thời xử lý kịp thời các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình mang thai
- Bổ sung các thực phẩm cần thiết, cũng như tránh các thực phẩm không tốt, giúp mẹ bầu khỏe, thai nhi phát triển toàn diện.
Các mốc khám thai quan trọng chị em cần ghi nhớ
Thăm khám trong quá trình mang thai là việc làm rất cần thiết, vì thế chị em không được bỏ qua bất cứ mốc khám thai nào. Bên cạnh lịch hẹn khám theo chỉ định của bác sĩ, bắt buộc mẹ bầu cần phải nhớ các mốc khám thai quan trọng nhất sau đây:
-
Mốc khám thai quan trọng đầu tiên – trễ kinh từ 7 đến 10 ngày
Mốc khám thai quan trọng đầu tiên chị em cần phải chủ động thăm khám là khi thấy bản thân bị trễ kinh nguyệt từ 7 – 10 ngày, kèm theo đó sử dụng que thử kết quả lên 2 vạch.
Ở lần thăm khám này, bác sĩ sẽ siêu âm ổ bụng để kiểm tra xem thia đã vào tử cung chưa. Nếu siêu âm không thấy thai, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm máu để kiểm tra độ hCG có trong máu.
Trường hợp thai đã vào tử cung, bác sĩ sẽ kiểm tra xem thai được mấy tuần, đã có nhịp tim hay chưa, thai phát triển bình thường hay bất thường. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ dự kiến ngày sinh đầu tiên cho thai phụ.
-
Mốc khám thai quan trọng thứ 2 là khi thai được 12 tuần
Khám thai ở tuần thứ 12 của thai kỳ được coi là một trong những cột mốc khám thai quan tọng. Thông qua việc thăm khám ở tuần này bác sĩ sẽ cho thai phụ biết thai nhi có bị dị tật bẩm sung không.
Ở mốc khám này, mẹ bầu có thể thăm khám từ tuần thứ 11 – đến tuần thứ 13 của thai kỳ. Tuyệt đối không thăm khám khi đã quá 13 tuàn, bởi kết quả thăm khám về Hội chứng Down, dị dạng tim… sẽ không chính xác.
Lần thăm khám thai ở tuần thứ 12, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm:
+ Xét nghiệm Double test: Kiểm tra xem thai có bị mắc hội chứng Down, Edward hoặc Patau hay không.
+ Xét nghiệm máu: giúp xem mẹ bầu có bị thiếu máu, thiếu sắt không. Từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cũng như bổ sung các vitamin cần thiết.
+ Xét nghiệm nước tiểu: giúp mẹ bầu biết bản thân có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Hoặc bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
-
Khám thai khi thai nhi ở tuần thứ 16 – 18 của thai kỳ
Ở lần này khám thai tuần thứ 16 – 18 của thai kỳ, bác sĩ vẫn sẽ siêu âm để phát hiện ra các bất thường của thai nhi nếu có. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời hiệu quả.
Ngoài ra mẹ bầu cũng sẽ tiến hành làm xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán chính xác thai nhi có bị Down cũng như bị nhiễm sắc thể hay không.
Giai đoạn này của thai nhi, những dị tật, dị dạng sẽ được chẩn đoán tương đối rõ ràng. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ giúp thai phụ có những lựa chọn sáng suốt. Tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về sau của mẹ bầu.
-
Thăm khám thai khi thai nhi được 22 tuần
Mốc khám thai quan trọng tiếp theo mẹ bầu bắt buộc phải nhớ là khi thai nhi được 22 tuần tuổi. Ở tuần này, thai nhi đã phát triển gần như toàn diện, các cơ quan trong cơ thể bào thai cũng đã hình thành đầy đủ.
Thai nhi ở tuần 22 chưa quá to, bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát được chuyển động của thai từ mọi góc cạnh. Từ đó phát hiện được ra các bất thường ở các cơ quan quan trọng của thai nhi như: Thai có bị hở hàm ếch; sứt môi; thừa ngón tay, ngón chân; có bị bệnh tim bẩm sinh; bệnh lý về não; bất thường ở hệ xương… hay không.
-
Thai phụ nên khám thai định kỳ ở tuần 26 – 28
Ở tuần thứ 26 – 28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, thông qua đó bác sĩ sẽ phát hiện ra các dấu hiệu bất thường ở thai nhi nếu có.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ:
+ Kiểm tra huyết áp
+ Kiểm tra sự tăng trưởng của em bé
+ Làm xét nghiệm dung nạp đường huyết cho bệnh tiểu đường ở thai phụ
+ Đánh giá độ dài cổ tử cung
+ Siêu âm hình thái thai nhi.
Nếu như chị em mới mang thai lần đầu, thì đây là thời điểm thích hợp để mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 1. Nhưng nếu, chị em mang thai lần này là lần thứ 2, lần này cách lần mang thai đầu chưa quá 5 năm, chị em sẽ tiêm mũi uốn ván duy nhất.
-
Khám thai tuần 32 – Một trong các mốc khám thai quan trọng
Khám thai ở tuần thứ 32 của thai kỳ là cột mốc khám thai quan trọng nhất trong các cột mốc khám thai chị em cần phải ghi nhớ.
Khi thăm khám ở tuần này, bác sĩ sẽ siêu âm màu 4D để xác định lần cuối về dị tật của thai nhi. Cũng như theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung.
Ngoài ra, bác sĩ còn khám tổng quát cho mẹ bầu, kiểm tra vị trí ngôi thai xem đã thuận chưa. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng kiểm tra độ phát triển của thai nhi một cách chuẩn xác nhất.
-
Thăm khám khi thai nhi được 34 tuần
Khi đến bệnh viện hay phòng khám để khám thai 34 tuần, đối với mẹ bầu bác sĩ sẽ:
+ Kiểm tra huyết áp
+ Cân nặng
+ Đo chiều cao của tử cung
+ Đo vòng bụng
+ Làm xét nghiệm nước tiểu, mục đích là kiểm tra xem mẹ bầu có bị tăng huyết áp; bị đáo thai đường thai kỳ hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu không.
Đối với thai nhi, bác sĩ sẽ:
+ Siêu âm để nghe nhịp tim, xác định chính xác ngôi thai. Nếu thai chưa thuận, bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ để xoay ngôi thai.
+ Kiểm tra, siêu âm để xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau.
+ Đo chiểu dài, kiểm tra cân nặng và chỉ số ối của thai nhi.
-
Siêu âm thai mốc 39 tuần tuổi
Nếu như từ tuần 37 của thai kỳ trở đi, mẹ bầu chưa sinh con thì cần phải thăm khám 1 tuần 1 lần, ở mỗi lần khám bác sĩ sẽ:
+ Đo huyết áp
+ Kiểm tra cân nặng
+ Đo chiều cao tử cung
+ Đo vòng bụng và nghe tim thai.
Ngoài ra, mẹ bầu còn được kiểm tra cổ tử cung, đồng thời bác sĩ cũng sẽ tư vấn các dấu hiệu sắp sinh giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt tâm lý để vượt cạn.
>>>>>>>>> Que thử thai dùng khi nào
Khám thai định kỳ mẹ bầu cần phải chú ý những gì?
Để việc thăm khám thai định kỳ của các mẹ bầu được thuận lợi, chính xác khi đi khám thai chị em cần phải lưu ý đến các vấn đề:
-
Trang phục
Mẹ bầu nên mặc trang phục rộng rãi, tạo sự thoải mái trong quá trình thăm khám. Tùy thuộc vào từng tuần thăm khám chị em có thể mặc váy bầu hoặc quần bầu.
Nếu như chị em khám thai, hình thức khám là siêu âm đầu dò, tốt nhất chị em nên mặc váy bầu, có sự co giãn tốt. Trong trường hợp khám thai là siêu âm ổ bụng, chị em nên mặc quần bầu để dễ dàng kéo lên kéo xuống, tránh để bản thân phải mặc đồ của đơn vị thăm khám.
-
Nên đi vệ sinh và uống nhiều nước trước khi khám
Với những chị em đang ở những tuần đầu của thai kỳ, trước khi thăm khám bác sĩ thường yêu cầu thai phụ uống nhiều nước. Múc đích của việc uống nước trước khi siêu âm là giúp cho bàng quang được đầy, tử cung đẩy lên cao, giúp bác sĩ quan sát được bào thai một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, ở những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi đã lớn để việc siêu âm chuẩn xác thì bàng quang của thai phụ cần được làm trống. Vì thế, trước khi siêu âm mẹ bầu cần phải đi tiển tiện.
-
Bổ sung chất dinh dưỡng
Mỗi tuần thăm khám thai bác sĩ sẽ có những yêu cầu khác nhau đối với thai phụ. Thông thường trước khi khám thai chị em không được sử dụng thực phẩm có chất kích thích.
Nếu như lần thăm khám chị em phải làm xét nghiệm tiểu đường, thai phụ cần phải nhịn ăn từ 8h tối hôm trước để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Trong lần thăm khám này, mẹ bầu cần mang theo đồ ăn vặt để sau khi làm xét nghiệm sẽ có luôn thực phẩm bổ sung, tránh để cơ thể mất sức.
-
Cần mang đầy đủ giấy tờ của các lần khám thai
Mỗi lần thăm khám chị em bác sĩ sẽ cung cấp các giấy tờ liên quan như: Hình ảnh siêu âm, kết quả siêu âm, sổ theo dõi từng tuần của thai nhi cũng như kết quả xét nghiệm.
Mỗi lần thăm khám sau, mẹ bầu cần mang theo tất cả giấy tờ của những lần thăm khám trước để bác sĩ thuận tiện theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của thai phụ.
-
Mẹ bầu nên đi giày bệt
Khi biết mình mang thai, mẹ bầu tốt nhất nên đi giày bệt để đảm bảo an toàn cho mẹ cũng như thai nhi trong việc di chuyển.
-
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Để bản thân không rơi vào hoàn cảnh “dở khóc dở cười” trong quá trình thăm khám, mẹ bầu cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là vùng kín của mình tránh để vùng kín có mùi hôi.
Mẹ bầu cần tiêm uốn ván ở những tuần nào của thai kỳ?
Vừa rồi là các cột mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần phải ghi nhớ. Tiếp theo đây sẽ thời điểm mẹ bầu cần phải tiên uốn ván để bảo vệ bản thân và thai nhi trong quá trình sinh nở.
Uốn ván là một trong những bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm, có khả năng tử vong cao. Bệnh thường sảy ra khi quá trình sinh nở của thai phụ không đảm bảo được độ vô trùng vô khuẩn. Vì thế, tiên phòng uốn ván trước khi sinh là việc làm thiết thực và cần thiết đối với tất cả thai phụ.
Thường thai phụ sẽ được tiêm 5 mũi uốn ván:
- Mũi 1: Thai phụ tiên khi ở tuần thứ 26 – 28 của thai kỳ
- Mũi 2: Thai phụ sẽ tiêm cách mũi 1 ít nhất là 1 tháng
- Mũi 3: chị em nên tiêm khi thời gian cách mũi 2 được 6 tháng hoặc mang bầu lần kế tiếp.
- Mũi 4: Mũi 4 chị em cần tiêm sau mũi 3 ít nhất là 1 năm hoặc tiếp tục có thai
- Mũi 5: chị em tiêm cách mũi 4 với khoảng thời gian là 1 năm hoặc chị em tiêm khi bản thân mang thai lần kế tiếp.
Như vậy, bài viết không chỉ giúp chị em nắm bắt được các mốc khám thai quan trọng mà còn giúp chị em biết bản thân cần tiêm phòng uốn ván khi nào cũng như các lưu ý cần biết trong quá trình mang thai.
Khi mang thai, bất cứ một người mẹ nào cũng luôn mong con của mình phát triển khỏe mạnh, bình an và chào đời. Để theo dõi được sự phát triển của thai nhi, chị em nên thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai nếu như chị em có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa luôn.