banner

19 Dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết trong vài tuần đầu tiên

Mang thai là giây phút hạnh phúc và thiêng liêng nhất của tất cả chị em phụ nữ, khi chứng kiến một sinh linh bé nhỏ lớn lên từng ngày trong cơ thể mình. Tuy nhiên, để có thể nhìn thấy giây phút thiên thần nhỏ chào đời mẹ bầu đã phải trải qua không ít khó khăn, mệt mỏi.

Vậy làm sao để nhận biết dấu hiệu mang thai sớm, từ đó lên kế hoạch chăm sóc giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ? Chị em hãy tham khảo ngay bài viết được chia sẻ bởi bác sĩ sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội dưới đây.

Mang thai là gì?

Mang thai là hiện tượng người phụ nữ mang trong mình một bào thai sơ sinh. Khi mang thai mẹ bầu thường có dấu hiệu chậm kinh từ 7 ngày đến 10 ngày, buồn nôn và nôn khan. Mang thai là hiện tượng đầu tiên trong quá trình sinh sản của phụ nữ, khi trứng đã được thụ tinh bởi tinh trùng và được gắn vào thành tử cung của phụ nữ để phát triển.

Dấu hiệu mang thai là gì

Quá trình mang thai kéo dài khoảng 9 tháng, chia thành 3 giai đoạn khác nhau gọi là ba tháng đầu, ba tháng giữa và ba tháng cuối. Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể của phụ nữ sẽ trải qua nhiều thay đổi để đảm bảo cho sự phát triển và sinh sản của thai nhi. Khi thai nhi đạt đủ thời gian phát triển và sẵn sàng để ra ngoài, quá trình sinh đẻ sẽ bắt đầu.

Thông thường, thai nhi hình thành và phát triển trong tử cung thường kéo dài hơn 36 tuần hoặc 40 tuần, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Nữ giới thay đổi như thế nào khi mang thai?

Khi mang thai hầu hết mẹ bầu sẽ cảm thấy có sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh sự thay đổi của trọng lượng, vóc dáng mẹ bầu sẽ thấy các cơ quan chức năng khác trong cơ thể có hiện tượng lạ và hoạt động khác đi trong suốt thai kỳ.

Tim hoạt động nhiều hơn đập nhanh hơn, tăng sản xuất máu để cung cấp cho cả mẹ và thai nhi, nhiệt độ cơ thể cao hơn, nội tiết tố giảm. Đặc biệt, mẹ bầu sẽ thấy thay đổi rõ rệt trong 3 giai đoạn sau:

+ Giai đoạn đầu của thai kỳ (tuần 1 – tuần 12):

Một số thay đổi ở cơ thể giai đoạn đầu thai kỳ gồm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, vú sưng đau nhạy cảm và to hơn, mệt mỏi và đau đầu, thay đổi cảm xúc, đau lưng, rối loạn tiêu hóa,… Mẹ bầu cũng sẽ nhận thấy những thay đổi lớn của bản thân trong giai đoạn này như buồn nôn, nôn khan, mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần,…

Dấu hiệu mang thai bé yêu

Ở giai đoạn này các bộ phận cơ thể của bé bắt đầu hình thành và phát triển. Tại thời điểm này khi đi khám thai mẹ bầu có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi như dị dạng, dị tật bẩm sinh.

+ Giai đoạn giữa thai kỳ (tuần 13 – tuần 26):

Giai đoạn giữa thai nhi phát triển bắt đẩu có những chuyển động nhẹ của bé, ban đầu động thai sẽ không rõ ràng lắm tuy nhiên càng về sau càng rõ ràng và thường xuyên hơn. Mẹ bầu sẽ cảm thấy giảm bớt triệu chứng buồn nôn, sức khỏe cũng tốt hơn. Tuy nhiên mẹ bầu sẽ gặp phải một số dấu hiệu mang thai khác như: đau lưng, táo bón,… Tình trạng khô miệng và viêm nướu có thể xảy ra do sự thay đổi của nội tiết tố. Thay đổi nhiều về cân nặng của mẹ bầu do thai nhi đã sẽ phát triển nhanh giai đoạn này.

Dấu hiệu mang thai 16 tuần

+ Giai đoạn cuối thai kỳ (tuần 27 – tuần 40):

Với trọng lượng của thai nhi tăng lên nhanh chóng giai đoạn này mẹ bầu sẽ tăng cân rất nhanh. Bụng lớn và trở lên cồng kềnh hơn, khó khăn khi di chuyển và hoạt động hằng ngày. Hiện tượng đau lưng và đau bụng xảy ra thường xuyên do chịu nhiều áp lực của bào thai, có thể đau nhức nhiều và khó thở. Có thể xuất hiện chảy máu chân răng do sự thay đổi nội tiết tố.

dấu hiệu mang thai tháng cuối

Những cú đấm, đạp của thai nhi và động thai sẽ trở nên mạnh mẽ và thường xuyên hơn, vì thai nhi càng lớn càng có ít không gian để di chuyển và hoạt động. Hết tuần 37 bé được xem là đủ tháng, các cơ quan bước vào tư thế chuẩn bị sẵn sàng hoạt động. Em bé sẽ thay đổi tư thế, đầu chúc xuống dưới khi gần đến ngày sinh.

[Bật mí] 19 Dấu hiệu mang thai sớm chính xác nhất

Dấu hiệu mang thai sớm như thế nào đang được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bởi việc nhận biết có thai sớm sẽ giúp chị em chủ động hơn, có kế hoạch chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, thai kỳ đúng cách.

dấu hiệu mang thai bé

Chắc hẳn chị em ai đã từng nghe ở đâu đó không ít lần rằng người mang thai thường sẽ bị mất kinh, buồn nôn và nôn khan,… Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều biểu hiện có thai khác ở cơ thể chị em phụ nữ khi mang thai.

Nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu mang thai dưới đây thì bạn cần phải nhanh chóng đi thăm khám để biết kết quả chính xác nhất.

  1. Ngực thay đổi

Sự thay đổi thấy thường của vòng 1 như: tăng kích thước, vòng 1 căng tức, đầu ti bị thâm, cơ thể có cảm giác nóng cơ đầu núm vú,… là các dấu hiệu mang thai tháng đầu dễ dàng nhận biết nhất mà chị em phụ nữ cần đặc biệt lưu ý.

Dấu hiệu mang thai sớm

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể trong suốt hành trình mang thai sẽ làm ngực chị em căng, to hơn mức bình thường. Hiện tượng ngực căng tức này sẽ biểu hiện rõ nét vào những tháng cuối của thai kỳ, đồng thời ở giai đoạn này sữa cũng bắt đầu xuất hiện.

Chị em có thể giảm thiểu tối đa tình trạng này bằng cách mặc áo lót chất liệu mềm mại, co giãn thoải mái, thường xuyên luyện tập thể dục như đi bộ.

  1. Buồn nôn và nôn khan

Nếu chị em phụ nữ bỗng nhiên thấy mình thường xuyên bị buồn nôn và nôn khan thì cần nghĩ ngay đây là biểu hiện mang thai. Đây là các dấu hiệu mang thai tuần đầu điển hình ở nữ giới.

Dấu hiệu mang thai buồn nôn

Lúc này, chị em có thể bị buồn nôn và nôn ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả khi chị em chưa ăn gì. Tuy nhiên, hiện tượng này thường xuất hiện mạnh mẽ vào buổi sáng sau khi chị em vừa ngủ dậy.

  1. Mệt mỏi thường xuyên

Dấu hiệu mang thai 1 tháng không được bỏ qua đó là cảm giác mệt mỏi, không muốn làm bất kỳ việc gì. Sở dĩ chị em phụ nữ cảm thấy mệt mỏi khi mang thai, đặc biệt những tuần đầu tiên là do cơ thể phải làm việc, hoạt động liên tục cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho bào thai.

Dấu hiệu mang thai mệt mỏi

Ngoài ra, tim đập nhanh hơn cũng là dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày. Không ít trường hợp, nữ giới cảm thấy mình nhạy cảm hơn, dễ bị tủi thân, khóc hay đôi khi lại phấn chấn hơn.

Mệt mỏi không phải là dấu hiệu riêng biệt, điển hình và thường bị nhầm lẫn với những vấn đề khác như: tới kỳ, ốm hay làm việc quá sức nên nó rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, đây là triệu chứng khá phổ biến khi nữ giới mang thai và thường đi kèm với tình trạng ốm nghén.

Bí quyết nhỏ giúp mẹ bầu có thể vượt qua được các ngày khó chịu này đó là hãy bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, thực phẩm có hàm lượng sắt dồi dào, hạn chế sử dụng đường, đồ uống có ga và chất kích thích. Nên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng, massage thư giãn.

  1. Tâm trạng thay đổi nóng tính bất thường

“Sáng nắng chiều mưa” là một trong những dấu hiệu mang thai 2 tuần mà bạn gái cần lưu ý. Sự thay đổi của hormone sẽ khiến cho tâm lý của nữ giới luôn trong trạng thái thất thường gấp nhiều lần. Đang bình thường bỗng nhiên bạn cảm thấy tủi thân, giận hờn vui vơ, khó chịu trong người.

  1. Thói quen ăn uống bị đảo lộn

Để nhận biết dấu hiệu mang thai sau rụng trứng chị em có thể dựa vào thói quen ăn uống hằng ngày. Chẳng hạn như trước đây bạn ghét ăn món ăn này nhưng bỗng nhiên bạn lại thèm và muốn ăn món ăn đó,… thì bạn cần lưu ý theo dõi cơ thể bởi rất có thể bạn đang mang thai.

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này đó là do sự xuất hiện hormone progesterone thai kỳ khiến cho bạn có cảm giác đói hơn. Nhưng điều này cũng dễ bị nhầm lẫn với sự thay đổi hormone xảy ra ở trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn.

Theo quan niệm dân gian, nếu mẹ bầu thèm ăn ngọt thì đây sẽ là dấu hiệu mang thai bé trai. Ngược lại, mẹ bầu thèm ăn chua thì đó là dấu hiệu mang thai con gái.

  1. Táo bón

Mang thai có thể gây ra táo bón vì các thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ. Khi mang thai, các hormone progesterone và estrogen trong cơ thể tăng cao để giữ cho thai nhi an toàn và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các hormone này cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra táo bón.

Táo bón dấu hiệu mang thai thường gặp

Ngoài ra, sự mở rộng của tử cung và sức ép từ thai nhi cũng có thể gây áp lực lên các cơ quan bên trong, bao gồm cả đường tiêu hóa, gây ra táo bón.

Thêm vào đó, thay đổi chế độ ăn uống, thiếu vận động, và việc sử dụng các loại thuốc khác nhau cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ táo bón khi mang thai.

Để giảm thiểu nguy cơ táo bón khi mang thai, phụ nữ có thể thực hiện các biện pháp đơn giản như tăng cường hoạt động thể chất, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, và hạn chế sử dụng các loại thuốc có thể gây táo bón mà không được sự chỉ định của bác sĩ. Nếu phụ nữ mang thai gặp tình trạng táo bón nặng, cần tư vấn và hỗ trợ của bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

  1. Màu sắc âm đạo thay đổi

Một trong các dấu hiệu mang thai 1 tuần đó là màu sắc âm hộ, âm đạo thay đổi. Nó có thể xuất hiện trước khi bạn kịp nhận ra các biểu hiện khác. Thường âm hộ và âm đạo của nữ giới sẽ có màu hồng tươi, khi mang thai nó sẽ dần chuyển màu thành màu tím đỏ sẫm. Màu sắc này sẽ càng đậm hơn khi thai nhi ngày một lớn. Bởi lượng máu cung cấp tới các mô xung quanh khu vực này sẽ tăng cao. Mép vùng kín thâm hơn là dấu hiệu dễ nhận biết khi phụ nữ đang mang thai.

  1. Máu báo thai

Không phải ai khi đã thụ thai cũng xuất hiện máu báo thai, nhưng đó là một trong những dấu hiệu mang thai những ngày đầu mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý.

Máu báo thai là hiện tượng do trứng thụ tinh và làm tổ trong tử cung gây ra. Thường chúng sẽ xuất hiện sau 7 ngày quan hệ tình dục, có màu hồng nhạt hoặc màu nâu và xuất hiện gần với thời điểm có kinh nguyệt với một vào giọt lấm thấm.

máu báo thai

Sự xuất hiện của máu báo thai là do trứng được thụ thai, di chuyển làm tổ trong tử cung. Khi phôi thai bám vào lớp nội mạc tử cung sẽ khiến cho máu chảy ra ngoài âm đạo. Để tránh nhầm lẫn với kinh nguyệt, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Màu sắc: Máu báo thai có màu hồng, đỏ hoặc nâu.
  • Lượng máu: Máu ra chỉ một vài giọt thấm vào quần lót.
  • Đau: Cảm giác đau nhẹ.
  • Thời gian ra máu: Máu báo thai kéo dài chỉ từ 1 – 3 ngày và không cần phải điều trị.
  1. Trễ kinh

Trễ kinh là dấu hiệu mang thai điển hình nhất. Nguyên nhẫn dẫn tới hiện tượng này là do cơ thể sản sinh hormone HCG để có thể duy trì sự sống, phát triển cho thai nhi và khiến buồng trứng giảm sự tích trứng ở từng tháng.

Do đó, nếu bạn bị chậm kinh thì hãy mua que thử thai để kịp thời kiểm tra và phát hiện hàm lượng HCG có trong nước tiểu. Nếu que thử thai lên hai vạch thì chứng tỏ bạn đã mang thai rồi nhé. Kết quả này sẽ tỷ lệ chính xác cao và bạn hoàn toàn có thể thực hiện chúng ngay tại nhà.

  1. Chuột rút bụng

Sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ di chuyển vào buồng tử cung, bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ và phát triển. Quá trình làm tổ của trứng sẽ dẫn tới các cơn đau bụng, chuột rút hay sự xuất hiện của các đốm máu màu đỏ nhạt, hồng.

Hiện tượng này thường xảy ra sau 6 – 12 ngày kể từ khi trứng thụ tinh thành công. Cơn đau có thể âm ỉ giống như đau bụng kinh, vì thế rất nhiều chị em nhầm lẫn dấu hiệu mang thai này với dấu hiệu có kinh.

Chuột rút bụng khi mang thai

Ngoài ra, một số chị em phụ nữ còn thấy vùng kín ra nhiều dịch màu trắng đục. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là sự dày lên của niêm mạc tử cung sau khi thụ thai thành công.

Sự gia tăng về dịch tiết âm đạo có thể xảy ra trong suốt thai kỳ. Chất dịch này thường trong suốt, không có mùi, không gây cảm giác khó chịu.

Nên nếu chị em thấy vùng kín có mùi hôi bất thường, ngứa ngáy, nóng đau rát thì chị em cần chủ động tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám ngay, bởi đây có thể là biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh xã hội.

  1. Đi tiểu nhiều lần

Nữ giới sẽ đi tiểu nhiều hơn mức bình thường sau khi mang thai. Tình trạng này thường xảy ra trong tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh tiểu đường,… vì thế chị em cần hết sức lưu ý.

Khi phụ nữ mang thai, cơ thể của họ trải qua nhiều thay đổi để hỗ trợ sự phát triển và phát triển của thai nhi. Một trong những thay đổi đó là tăng sản xuất hormon progesterone, một hormon có tác dụng giãn cơ trơn, bao gồm cả cơ trơn trong niệu đạo.

Điều này có thể làm tăng dòng chảy của nước tiểu, gây cảm giác muốn tiểu nhiều hơn. Ngoài ra, sự tăng trưởng của thai nhi cũng có thể làm áp lực lên bàng quang và đường tiểu hóa, cũng gây ra cảm giác thèm được tiểu nhiều hơn.

Việc đi tiểu nhiều trong suốt giai đoạn mang thai là bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu phụ nữ có các triệu chứng khác như tiểu đêm, tiểu không kiểm soát được, đau khi tiểu, hoặc tiểu ít, cần hỏi ý kiến bác sĩ để kiểm tra và điều trị nếu cần thiết.

  1. Đau đầu, nhức mỏi lưng

Một trong những dấu hiệu mang thai thường gặp ở chị em đó là đau đầu nhẹ. Một số khác chị em có thể bị đau nhức mỏi lưng. Đau lưng và đau bụng thường xuyên xảy ra do sự căng thẳng của cơ bắp và áp lực từ thai nhi đây là dấu hiệu mang thai bình thường không có gì đáng phải lo lắng.

  1. Đau dạ dày

Chị em sẽ bị đau dạ dày ngay từ tháng đầu tiên khi mang thai và cơn đau sẽ tăng dần trong những tháng tiếp theo của thai kỳ. Khi mang thai nội tiết tố progesterone tăng, làm ảnh hưởng tới hệ thống cơ của ống tiêu hóa và kích thích sự hồi lưu các chất lỏng bên trong dạ dày. Để ngăn chặn các cơn đau, tốt nhất mẹ bầu nên loại bỏ các thực phẩm chứa chất chua, vị cay, dầu mỡ,…

  1. Mất ngủ

Chị em thường mất ngủ, ngủ không sâu giấc trong giai đoạn đầu và cuối khi mang thai. Mất ngủ là một dấu hiệu biến trong giai đoạn mang thai. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở phụ nữ mang thai, bao gồm:

  1. Hormon: trong khi mang thai, cơ thể sản xuất lượng lớn hormone progesterone và estrogen. Các hormone này có thể ảnh hưởng đến trung tâm thần kinh trong não, làm giảm hiệu quả của giấc ngủ.
  2. Cảm giác khó chịu: Trong khi mang thai, phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu về nhiều mặt như đau lưng, chuột rút chân, vết đau và đau đầu. Cảm giác này có thể làm khó ngủ hoặc giảm chất lượng giấc ngủ.
  3. Động kinh chân: Một số phụ nữ mang thai có thể gặp phải hiện tượng động kinh chân (RLS), một tình trạng khi bàn chân cảm thấy khó chịu và buồn chán và yêu cầu chuyển động thường xuyên để giảm bớt cảm giác. RLS có thể gây mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  4. Tâm lý: Nhiều phụ nữ mang thai có thể lo lắng về sức khỏe của thai nhi hoặc đang lo lắng về sự chuẩn bị cho việc sinh con. Lo lắng và căng thẳng có thể gây ra khó ngủ.

Mang thai khó ngủ

Để giảm tình trạng mất ngủ khi mang thai, phụ nữ có thể áp dụng một số biện pháp như:

Tập thể dục nhẹ nhàng, như đi bộ hoặc yoga, để giảm căng thẳng và giúp cơ thể thư giãn. Tạo một môi trường thoải mái để ngủ, bao gồm ánh sáng yếu, giữa phòng mát mẻ và tiếng ồn thấp. Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày để định hình thói quen giấc ngủ. Tránh uống đồ uống chứa caffeine vào buổi chiều hoặc tối. Tập yoga, tập thở sâu hoặc thực hành giãn cơ để giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

  1. Que thử thai hiện 2 vạch

Một trong những cách nhận biết dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều đó là sử dụng que tránh thai. Nếu thử thai bằng que thử thai và que thử thai xuất hiện 2 vạch thì chức mừng bạn, bạn đã có em bé rồi nhé.

Tuy nhiên, trong trường hợp chị em có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch thì chị em có thể đợi thêm vài ngày nữa rồi thử thai lại hoặc tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, xác định đã mang thai hay chưa.

Trên đây là những dấu hiệu mang thai chị em thường gặp khi mang bầu, tuy nhiên một số trường hợp chị em có thể gặp dấu hiệu mang thai giả hay một số triệu chứng chưa được đề cập trên đây.

Vì thế để biết bản thân đã thực sự mang thai hay chưa hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về dấu hiệu mang thai lần đầu hay dấu hiệu mang thai lần 2, chị em hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung như thế nào?

Thông thường, sau khi trứng được thụ thai thành công sẽ di chuyển, làm tổ trong buồng tử cung. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, thay vì làm tổ trong tử cung, nó lại làm tổ ở bên ngoài như: vòi trứng, buồng trứng,… hiện tượng này được gọi là thai ngoài tử cung.

dấu hiệu thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, bởi nếu không được can thiệp sớm, thai phát triển lớn sẽ tự vỡ ra gây chảy máu ồ ạt, đe dọa trực tiếp tới tính mạng người mẹ. Sau đây là một số dấu hiệu mang thai ngoài tử cung chị em cần lưu ý:

Đối với trường hợp thai ngoài tử cung chưa vỡ

Chuột rút: Hiện tượng chuột rút nhẹ trong thời gian đầu mang thai là bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên diễn ra nghiêm trọng, đi kèm một số dấu hiệu bất thường như đau bụng, chảy máu âm đạo,.. thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mang thai ngoài tử cung.

Ốm nghén trầm trọng: Ốm nghén là hiện tượng thường gặp ở hầu hết các chị em khi mang thai. Tuy nhiên, nếu ốm nghén trầm trọng, buồn nôn, nôn khan, người mệt mỏi, xanh xao và kiệt sức thì chị em cần đặc biệt lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu đáng lo ngại.

Trễ kinh: Thai ngoài tử cung thường ra máu chậm hơn so với ngày kinh dự kiến. Tuy nhiên, cũng có nhiều người xuất huyết sớm hơn hoặc rơi đúng vào ngày kinh dự kiến.

Không giống với hành kinh, mang thai ngoài tử cung sẽ xuất hiện tình trạng máu ra ít một, máu màu tối không đông và xảy ra trong thời gian dài. Một số trường hợp đặc biệt không bị xuất huyết.

Đau vùng bụng dưới: Vùng bụng dưới đau râm ran hoặc đau nhói đột ngột, cơn đau có thể xoa dịu tạm thời bằng thuốc giảm đau, khi thuốc hết tác dụng cơn đau lại trở lại khiến thai phụ khó chịu, đau đớn.

Chảy máu âm đạo: Khi ra máu nhiều chị em không biết mình mang thai thường nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm như: sảy thai, sinh non,…

Siêu âm không thấy thai: Nếu bạn có những biểu hiện mang thai, nhưng siêu âm không thấy túi thai hoặc thấy hình ảnh túi thai trong vòi trứng ( rất khó thấy) thì cần nghĩ ngay tới mang thai ngoài tử cung.

Định lượng HCG giảm: Trong trường hợp thai nhi phát triển bình thường, định lượng HCG sẽ tăng theo quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu định lượng HCG giảm dần hoặc đứng yên thì đó có thể là dấu hiệu của hiện tượng thai ngoài tử cung.

Đối với trường hợp thai ngoài tử cung vỡ(rất nguy hiểm)

Thai phụ sẽ có biểu hiện như trễ kinh, rong huyết, đau bụng vùng dưới nhưng những cơn đau sẽ dữ dội và đau nhói, thai phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi thậm chí là ngất xủi, huyết áp giảm đột ngột, nếu không được mổ kịp thời thai phụ có thể bị tử vong trên đường đi cấp cứu. Thai ngoài tử cung là tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mẹ bầu, mang thai ngoài tử cung cần phát hiện sớm để được áp dụng các phương pháp phá thai an toàn nhằm đảm bảo sức khỏe người phụ nữ.

Khi nào mẹ bầu cần gặp bác sĩ?

Bác sĩ Sản Phụ Khoa – Tạ Thị Hồng Duyên tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết: Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu mang thai bất thường dưới đây:

  • Đau bụng dữ dội không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Âm đạo ra máu nhiều
  • Chóng mặt, nóng sốt, người mê man
  • Tăng cân bất thường hoặc tăng cân quá ít
  • Mang thai khi còn quá ít tuổi hay trên 35 tuổi
  • Có vấn đề khi mang thai lần trước
  • Có bệnh trước khi mang thai như tiểu đường, huyết áp,..
  • Có dấu hiệu mang thai đôi

Những kỹ thuật nào dùng để chẩn đoán tình trạng mang thai sớm?

Để xác định chính xác mình có mang thai hay không, khi đi khám thai chị em có thể thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nước tiểu mang thai

Xét nghiệm nước tiểu là kỹ thuật chẩn đoán mang thai được đánh giá hiệu quả, dễ thực hiện. Chị em có thể thực hiện xét nghiệm nước tiểu tại nhà hay tại cơ sở y tế. Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp chị em tìm ra hormone thai kỳ, đây là loại hormone chỉ được tìm thấy trong máu hoặc trong nước tiểu ở những người phụ nữ đang mang thai. Hormone Beta hCG được sản xuất bởi tế bào phôi và được giải phóng vào máu hoặc nước tiểu của mẹ trong quá trình mang thai.

  • Xét nghiệm máu mang thai

Xét nghiệm máu được thực hiện tại cơ sở y tế vì thế chúng thường ít được chị em lựa chọn. Tuy nhiên xét nghiệm máu giúp chị em có thể phát hiện thai sớm hơn so với hình thức xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm máu có thể phát hiện được mang thai thông qua việc kiểm tra hàm lượng hormone Beta hCG (beta human chorionic gonadotropin) trong máu của mẹ.

xét nghiệm máu nhận biết mang thai

Thời điểm tốt nhất để xét nghiệm máu để phát hiện mang thai là khoảng 1 tuần sau khi kinh nguyệt đã bị trễ. Tuy nhiên, xét nghiệm máu có thể cho kết quả chính xác ngay sau khi cảm thấy các dấu hiệu của việc mang thai như nôn ói, buồn nôn, mệt mỏi, thèm ăn, đau ngực, và các dấu hiệu khác.

Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho biết nồng độ Beta hCG trong máu của mẹ. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với một mức nồng độ Beta hCG đủ cao, thì khả năng mẹ đang mang thai là rất cao

  • Siêu âm thai

Siêu âm thai là một kỹ thuật hình ảnh y tế sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của thai nhi bên trong tử cung của mẹ. Đây là phương pháp phát hiện thai sớm và theo dõi sức khỏe của thai nhi trong quá trình mang thai. Siêu âm sẽ giúp mẹ bầu xác định được độ tuổi, vị trí, tình trạng sức khỏe của thai.

Hình ảnh siêu âm thai

Các bước phát hiện thai bằng siêu âm thai bao gồm:

  1. Chuẩn bị máy siêu âm và gel dùng để truyền sóng siêu âm qua bụng của mẹ.
  2. Mẹ bầu sẽ nằm trên giường và tìm vị trí thoải mái để máy siêu âm có thể quét được.
  3. Thực hiện siêu âm, Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên siêu âm sẽ đặt gel lên bụng của mẹ và dùng máy siêu âm để quét qua bụng và tạo ra hình ảnh của thai nhi.
  4. Phân tích hình ảnh, Bác sĩ sẽ phân tích hình ảnh của thai nhi để xác định tuổi thai, kích thước của thai nhi, tình trạng sức khỏe và phát hiện các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.

Cách giúp mẹ bầu kiểm soát triệu chứng khó chịu khi mang thai

Mẹ bầu có thể hạn chế, kiểm soát các dấu hiệu mang thai nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý bao gồm vitamin, canxi, sắt, acid folic,..
  • Uống vitamin trước khi sinh để bé có thể phát triển khỏe mạnh
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày 30 phút để máu lưu thông, tăng cường sức để kháng, giảm căng thẳng mệt mỏi.
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có ga như bia rượu, thuốc lá,…
  • Khám định kỳ đầy đủ để bác sĩ có thể theo dõi quá trình phát triển, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé.

Trên đây là các dấu hiệu mang thai sớm chính xác nhất chị em có thể tham khảo. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần bác sĩ Sản Phụ Khoa giải đáp, bạn hãy đặt câu hỏi TẠI ĐÂY, hoặc gọi trực tiếp qua số: 0971 989 152.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám