banner

Khám thai có lợi ích gì? Các mốc khám thai định kỳ cần nắm rõ

Các mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu cần phải biết. Thai 5 tuần, 12 tuần, 16 tuần, 22 tuần, 32 tuần… có phải là các mốc khám thai quan trọng nhất không? Nếu như các bạn chưa biết nên khám thai khi nào cũng như lịch khám thai định kỳ chuẩn. Hãy theo dõi nội dung bài viết được chia sẻ bởi bác sĩ CKI Tạ Thị Hồng Duyên, bác sĩ Sản Phụ Khoa – Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội.

Khám thai định kỳ là gì, lợi ích của khám thai?

Khám thai là gì? Đầu tiên cần phân biệt rõ giữa khám thai phát hiện có thai và khám thai định kỳ. Khám thai phát hiện thai là kiểm tra xem nữ giới có đang trong quá trình mang thai hay không. Trong khi đó khám thai định kỳ là hoạt động khám sức khỏe định kỳ mà bà bầu cần thực hiện để theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi trong suốt thai kỳ. Các cuộc kiểm tra thường bao gồm kiểm tra thể chất, xét nghiệm máu và siêu âm.

khám thai định kỳ là gì

Khám thai định kỳ có vai trò rất quan trọng đối với thai phụ. Bởi trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu cũng như thai nhi phải đối mặt với nhiều sự cố nguy hiểm. Nếu như không phát hiện sớm, có biện pháp xử lý kịp thời, sức khỏe người mẹ, sự phát triển của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế khám thai định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng đối với mẹ bầu.

Khám thai định kỳ không chỉ giúp mẹ bầu được bác sĩ tư vấn bổ sung thêm các kiến thức hữu ích trong thai kỳ. Thông qua việc thăm khám định kỳ còn giúp bác sĩ và mẹ bầu:

  • Theo dõi và kiểm soát được tình trạng sức khỏe của thai phụ
  • Theo dõi được sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn
  • Phát hiện sớm ra các bệnh lý di truyền, di tật nếu có
  • Đồng thời xử lý kịp thời các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình mang thai
  • Bổ sung các thực phẩm cần thiết, cũng như tránh các thực phẩm không tốt. Giúp thai nhi phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, khám thai định kỳ còn giúp bác sĩ chuẩn đoán được ngày dự sinh của em bé. Từ đó, giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt mọi thứ từ tâm lý đến trang thiết bị cần thiết cho mình và con yêu.

Đi khám thai cần chuẩn bị những gì?

Khám thai định kỳ không còn xa lạ với mẹ bầu, tuy nhiên khi đi khám thai mẹ bầu cần chuẩn bị những gì thì không phải ai cũng biết. Theo bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, khi đi khám thai, đặc biệt là ở những mốc quan trọng của thai kỳ, mẹ bầu cần chuẩn bị một số thứ sau:

khám thai định kỳ là gì

  • Chuẩn bị sẵn các câu hỏi còn vướng mắc trong thai kỳ để được bác sĩ giải đáp
  • Mang theo các giấy tờ liên quan của những lần thăm khám thai trước đó
  • Mang theo các loại thuốc bản thân đang dùng để bác sĩ xem xét có cần thiết và bắt buộc phải dùng để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi hay không.
  • Mặc quần áo bầu, có thể mặc váy để tiện cho quá trình thăm khám
  • Ghi nhớ các hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ để bản thân có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nên khám thai khi nào?

Phát hiện mang thai sớm sẽ giúp mẹ bầu có chế độ chăm sóc khoa học lành mạnh, từ đó giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu có một thai kỳ trọn vẹn an toàn. Vậy chị em nên khám thai khi nào hay khám thai lần đầu vào thời điểm nào?

Theo bác sĩ Duyên, chị em nên đi khám thai khi: Bản thân bị trễ kinh từ 7 – 10 ngày, hoặc sau khi quan hệ tình dục không an toàn từ 10 – 15 ngày, sử dụng que thử lên 2 vạch.

khám thai khi nào

Bên cạnh đó, chị em cần thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm ra các bất thường từ mẹ và bé sớm. Từ đó, có biện pháp khắc phục hiệu quả và an toàn.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai nếu như chị em thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường như: ra máu âm đạo, đau bụng, thường xuyên buồn nôn,… chị em cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Các cột mốc khám thai mẹ bầu không được bỏ qua

Trong suốt thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày, mẹ bầu nào cũng mong ngóng được gặp con yêu thông qua những lần thăm khám. Thông qua đó mẹ sẽ được nghe nhịp tim của con, được xem sự vận động, chuyển mình từ hạt đậu nhở bé cho đến khi trở thành một thiên thân hoàn chỉnh.

Dưới đây là các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu không được “bỏ” qua trong suốt quá trình mang thai của mình.

  • Khám thai lần đầu khi bị trễ kinh 1 tuần

Cột mốc khám thai quan trọng đầu tiên trong lịch khám thai 3 tháng đầu chị em không được bỏ qua chính là bản thân đã bị trễ kinh 1 tuần, kết quả que thử lên 2 vạch đậm.

khám thai lần đầu

Thông qua việc thăm khám, siêu âm, làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chị em đã mang thai hay chưa. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nắm bắt được thai đã vào tử cung của người mẹ chưa.

Vậy khám thai lần đầu khám những gì? bác sĩ sẽ khám tổng quát bao gồm về cân nặng; huyết áp; chiều cao… Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để nắm bắt tình trạng sức khỏe của thai phụ.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kết luận về tuổi thai cũng như thông báo ngày dự sinh. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu và lên lịch hẹn cho lần khám thai kế tiếp.

  • Khám thai 3 tháng đầu khi thai nhi được 7-8 tuần

Sau lần thăm khám thai đầu tiên, chị em nên khám thai ở lần kế tiếp khi thai được 7-8 tuần. Thông thường sau khi trễ kinh 7 – 10 ngày chị em đi thăm khám thai sẽ được 4 -5 tuần, hơn nữa vẫn chưa có tim thai. Vì thế, bác sĩ sẽ hẹn chị em thăm khám thai sau đó 3 – 4 tuần, lúc này thai sẽ ở tuần thứ 7 hoặc 8 của thai kỳ.

Khám thai ở tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ sẽ giúp chị em nghe được nhịp đạp của thai nhi. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ lên danh sách các loại thuốc bổ chị em cần bổ sung trong thai kỳ, giúp thai kỳ khỏe mạnh.

Lần thăm khám thai ở tuần 7 – 8, bác sĩ sẽ siêu âm, làm xét nghiệm nước tiểu. Thông qua đó, bác sĩ sẽ nắm bắt được sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ. Từ đó, bác sĩ sẽ có những tư vấn cũng như điều chỉnh phù hợp với thai phụ và thai nhi.

  • Các giai đoạn khám thai quan trọng thai nhi ở tuần 12 thai kỳ

Thai nhi ở tuần 12 thai kỳ được coi là một trong 4 mốc đoạn khám thai quan trọng mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ qua. Thông qua thăm khám thái ở tuần 12 của thai kỳ, bác sĩ sẽ biết được thai nhi có bị mắc hội chứng Down, có bị khuyết tậ và dị tật hay không.

khám thai 12 tuần tuổi

Đặc biệt hơn, khám thai ở tuần 12 thai kỳ sẽ còn giúp bác sĩ đưa ra ngày dự sinh chính xác nhất cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt cho mọi thứ để chào đón con yêu chào đời.

  • Lịch khám thai quan trọng khi thai nhi 16 – 18 tuần

Khi thai nhi nằm trong độ tuổi 16-18 tuần, mẹ bầu cần phải thăm khám đúng theo lịch hẹn. Ở lần khám này bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra sự tăng trưởng của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ phát hiện được thai nhi có bị dị tật ở não và tim hay không.

Với những trường hợp, bác sĩ nghi ngờ thai bị dị tật ở lần khám trước khi đến tuần này bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu chọc ối để có kết quả chuẩn xác nhất.

  • Lịch khám thai 3 tháng giữa thai kỳ- Thai nhi được 22 tuần tuổi

Khám thai tuần 22 là một trong những mốc khám thai quan trọng. Ở thời điểm thai nhi 22 tuần tuổi, thai gần như là phát triển một cách hoàn thiện. Thông qua việc siêu âm, bác sĩ sẽ biết thai nhi có bị hở hàm ếch, bị sứt môi hay bị dị dạng ở tứ chi hay không. Nếu như có, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả, đảm bảo an toàn cho thai phụ.

  • Khám thai 3 tháng giữa- Thai ở tuần thứ 24 đến 28 thai kỳ

Khám thai ở tuần thứ 24-28 của thai kỳ là một trong những cột mốc khá là quan trọng trong lịch khám thai 3 tháng giữa.

Ngoài việc siêu âm, kiểm tra tim thai cũng như hình thái của thai nhi. Bác sĩ còn kiểm tra lượng nước ối cũng như vị trí nhau thai. Đặc biệt ở tuần nay người mẹ cần phải kiểm tra tiểu đường thai kỳ cũng như tiêm phòng uốn vãn mũi đầu tiên.

  • Khám thai tuần 32 – một trong 4 mốc khám thai quan trọng

khám thai 32 tuần

Khám thai ở tuần thứ 32 sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra các dị tật muộn ở thai nhi; bác sĩ cũng sẽ kiểm tra xem trẻ có bị dây rốn quấn vòng hay không. Ở tuần này mẹ bầu bắt đầu tiêm phòng mũi uốn ván thứ 2.

  • Lịch khám thai định kỳ 3 tháng cuối – thai được 36 tuần

Lịch khám định kỳ 3 tháng cuối tiếp theo mẹ bầu không được bỏ qua là khi thai nhi đang ở tuần thứ 36 của thai kỳ. Vậy khám thai tuần 36 gồm những gì? bác sĩ Duyên cho biết ở lần khám thai này bác sĩ sẽ:

+ Siêu âm màu để kiểm tra động mạch rốn, động mạch tử cung, động mạch não, kiểm tra dây rốn, nước ối, ngôi thai,… của cả thai nhi lẫn thai phụ.

+ Kiểm tra nước tiểu của thai phụ, mục đích là phát hiện sớm ra các bệnh lý tiền sản giật cũng như các biến chứng có thể sảy ra trong quá trình sinh nở.

+ Nghe tim thai, kiểm tra và đo bề cao tử cung. Thông qua việc thăm khám bác sĩ sẽ có những chuẩn đoán chính xác trước việc thai nhi có bị sinh non hay không.

Việc thăm khám thai từ tuần thứ 36  trở đi, bác sĩ sẽ đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh cũng như hoàn thiện thủ tục sinh đẻ cần thiết để mẹ bầu chuẩn bị tốt nhất cho ngày lâm bồn.

9 Bước khám thai đúng quy trình của bộ y tế?

9 bước khám thai cần nắm rõ

Với hơn 30 năm công tác trong nghề, bác sĩ Duyên cho biết theo quy định của Bộ Y tế quá trình thăm khám thai sẽ bao gồm 9 bước khám thai cơ bản dưới đây:

  • Bước 1: Khai thác thông tin, tiền sử bệnh án của thai phụ nếu có.
  • Bước 2: Bác sĩ tiến hành thăm khám sức khỏe toàn diện
  • Bước 3: Khám sản phụ khoa
  • Bước 4: Tiến hành làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu
  • Bước 5: Tiến hành tư vấn và thực hiện tiên vòng uốn ván 1 hoặc 2 mũi cho thai phụ
  • Bước 6: Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các loại thuốc bổ cho thai phụ như: canxi, sắt, axit folic,… để giúp thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Bước 7: Hướng dẫn thai phụ biết cách vệ sinh vùng kín, giảm thiểu nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Bước 8: Cập nhật tình hình của thai nhi qua các lần khám giúp bác sĩ nắm bắt được sự phát triển của thai nhi, tình trạng sức khỏe của thai phụ. Thông qua đó, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi cho thai phụ.
  • Bước 9: Bác sĩ thông báo tình trạng phát triển của thai nhi và hẹn lịch tái khám cho lần khám thai sau.

Khám thai nhiều có tốt không?

Bác sĩ Duyên cũng thêm rằng, thăm khám thai theo định kỳ có vai trò rất quan trọng đối với thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, chị em chỉ nên thăm khám theo lịch hẹn, không nên cố đi thăm khám quá nhiều, vậy khám thai nhiều có tốt không?

Với thắc mắc này, bác sĩ Duyên giải đáp như sau: Mặc dù chưa có khoa học nào chứng minh khám thai nhiều lần sẽ gây hại cho thai phụ và thai nhi. Nhưng sẽ ảnh hưởng đến kinh phí của thai phụ. Bởi mỗi lần thăm khám thai, chi phí là vài trăm, có khi lên đến tiền triệu. Vì thế, chị em chỉ nên thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, không nên lo lắng quá mức mà đi khám nhiều quá.

Khám thai hết bao nhiêu tiền?

chi phí khám thai hết bao nhiêu tiền

Chi phí khám thai ở mỗi chị em sẽ không giống nhau, bởi còn phụ thuộc vào:

  • Các hạng mục khám thai
  • Tuần tuổi của thai nhi
  • Cơ sở y tế
  • Tình trạng sức khỏe của thai phụ

Chi phí khám thai thường không quá đắt sẽ được niêm yết rõ ràng tại lễ tân phòng khám khi đến chị em sẽ được hướng dẫn chi tiết cụ thể về giá khám thai định kỳ tại từng cơ sở.

Đi khám thai có cần nhịn ăn không?

Theo bác sĩ Duyên, tùy từng tuần thăm khám của thai kỳ mà thai phụ có thể ăn sáng hoặc nhịn ăn sáng để không ảnh hưởng đến kết quả. Thông thường những tuần thăm khám có hạng mục cần phải làm xét nghiệm mẹ bầu mới phải nhịn ăn sáng, thậm chí còn phải nhịn từ 8 giời tối của ngày hôm trước. Thai phụ có thể gọi điện thông báo thời điểm đến khám thai trước cho bên cơ sở cung cấp dịch vụ y tế khám thai để nắm rõ được buổi khám thai tới có cần nhịn ăn hay không.

Có thể thấy khám thai có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì thế, chị em cần phải nắm bắt được các mốc khám thai định kỳ quan trọng, từ đó chuẩn bị tốt tâm lý cho các lần thăm khám tiếp theo. Chúc chị em có một thai kỳ mạnh khỏe hạnh phúc. Điều quan trọng nhất là hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ chăm sóc gọi điện số 0971 989 152 khi chị em cần được tư vấn trực tiếp.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám