banner

Viêm bàng quang khi mang thai

Viêm bàng quang là bệnh nhiễm đường tiết niệu phổ biến, chiếm khoảng 50% trong tất cả ca bệnh về đường tiết niệu. Bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố. Viêm bàng quang khi mang thai nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến chị em thông tin về viêm bàng quang khi mang thai nhằm giúp chị em hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa bệnh.

Nguyên nhân gây viêm bàng quang khi mang thai

Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị tổn thương do sự tấn chủ yếu là vi khuẩn Ecoli, ngoài ra còn có vi khuẩn khác như Mycoplasma, Proteus,…. Những người phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ rất dễ bị nhiễm khuẩn bàng quang bởi các nguyên nhân sau.

Hormone Progesterone gia tăng

Phụ nữ khi mang thai sẽ có những thay đổi lớn về nội tiết tố, hàm lượng được sản sinh quá mức. Điều này khiến cho cấu trúc của đường tiết niệu bị ảnh hưởng, các cơ của niệu quản bị giãn.

viêm bàng quang khi mang thai

Từ đó, làm chậm lại dòng chảy từ thận đến bàng quang, gây ứ đọng nước tiểu, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai.

Cấu tạo sinh sản ở nữ giới

Cấu tạo cơ quan sinh dục ở nữ phức tạp hơn so với nam giới. Niệu đạo ở nữ (dài 4cm) ngắn hơn so với nam giới (20cm) nên vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển từ niệu đạo vào bàng quang. Ngoài ra, niệu đạo nữ giới còn rất gần với hậu môn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn ở đây di chuyển, thâm nhập vào niệu đạo rồi từ đó lộn ngược dòng gây viêm nhiễm niệu đạo.

>>>>>>>>> Máu báo thai

Tử cung chèn ép vào bàng quang

Ở phụ nữ mang thai, theo sự lớn lên của thai nhi, tử cung cũng sẽ phát triển về kích thước. Tử cung to ra có thể chèn ép lên bàng quang và ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ quan này.

nguyên nhân viêm bàng quang khi mang thai là gì

Bàng quang hoạt động kém khiến cho nước tiểu không thoát hết ra bên ngoài hoàn toàn mà dễ xảy ra hiện tượng chuyển ngược dòng bàng quang – niệu quản. Lượng nước tiểu được giữ lại trong một thời gian dài sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây viêm bàng quang. Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm bàng quang khi mang thai phổ biến.

Thiếu hụt estrogen gây viêm bàng quang khi mang thai

Thiết hụt estrogen cũng có thể là nguyên nhân gây viêm bàng quang khi mang thai. Phụ nữ mang thai thiếu hụt estrogen sẽ khiến lớp niêm mạc âm đạo và niệu đạo bất ổn định, môi trường cân bằng bị phá vỡ, khiến cho vi khuẩn có hại có thể tăng sinh một cách nhanh chóng, gây bệnh viêm mạc âm đạo. Lâu dần chúng có thể lây lan vào bàng quang gây viêm nhiễm.

Ngoài những nguyên nhân trên, viêm bàng quang khi mang thai còn xảy ra bởi các tác động:

  • Vệ sinh sai cách: Khi đi vệ sinh, lau từ sau ra trước dễ khiến vi khuẩn lây lan từ hậu môn vào niệu vào rồi thâm nhập vào bàng quang
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Khi quan hệ tình dục không an toàn có thể lây nhiễm vi khuẩn từ bạn tình và có nguy cơ mắc viêm niệu đạo
  • Sản phẩm hàng ngày: Việc thường xuyên sử dụng các chất diệt khuẩn, các sản phẩm dung dịch vệ sinh có độ PH cao có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm môi trường âm đạo bị mất cân bằng, tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại sinh sôi và gây bệnh
  • Đồ lót quá chật: Mặc đồ lót quá chật sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho các vi khuẩn gây hại có cơ hội cư trú và gây bệnh.
  • Biến chứng của bệnh khác: Các căn bệnh có thể ảnh hưởng tới bàng quang như sỏi thận, tiểu đường, bệnh mạch máu ở bàng quang,…

>>>>>>>> Mang thai ngoài ý muốn

Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang khi mang thai

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu được bài tiết từ thận. Do đó khi viêm bàng quang sẽ gây ra nhiều triệu chứng ở đường tiết niệu, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn sang bệnh lý khác.

Triệu chứng của bệnh sẽ khác qua giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng của viêm bàng quang khi mang thai gồm có:

  • Luôn có cảm giác đi tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày đặc biệt vào ban đêm
  • Tiểu dắt
  • Cảm giác nóng rát nhẹ khi đi tiểu
  • Đau nhẹ vùng mu khi căng bàng quang, đôi khi đau nhiều
  • Cơn đau giảm đi khi đi tiểu xong

viêm bàng quang khi mang thai dấu hiệu gì

Khi bệnh không được điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ phát triển thành giai đoạn mạn tính. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng:

  • Cơn đau có mức độ nặng hơn, đau dữ dội khó chịu vùng bụng dưới, lưng và xương chậu.
  • Tiểu ra mủ, nước tiểu có mùi hôi và có thể tiểu ra máu
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải

Viêm bàng quang khi mang thai đôi khi còn có thể gây ra sốt cao, buồn nôn, nôn mửa cùng với các triệu chứng nghiêm trọng khác. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, chị em nên đến các cơ sở y tế sớm để được điều trị bệnh kịp thời, ngăn ngừa biến chứng, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.

Biến chứng nguy hiểm của viêm bàng quang khi mang thai

Theo bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên, viêm bàng quang khi mang thai không quá phức tạp và có thể điều trị khỏi. Nhiều trường hợp được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời đều đáp ứng tốt, thời gian điều trị nhanh chóng và ít gặp phải biến chứng nghiêm trọng.

Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, chị em nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn đúng lúc. Nếu không sẽ phải nhận lấy những biến chứng khó lường.

viêm bàng quang khi mang thai 4

Viêm bàng quang ở phụ nữ mang thai dễ phát triển thành viêm đài bể thận, có nguy cơ tổn thương thận nghiêm trọng. Trong khi đó, thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu và bài tiết chất thải. Do đó khi chức năng của thận bị suy giảm thì sức khỏe của chị em bị ảnh hưởng lớn.

Ngoài ra, không chỉ thai phụ mà thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng khi người mẹ bị viêm bàng quang. Cả bé và mẹ sẽ phải đối mặt với các nguy cơ sinh non, thai lưu, sảy thai, tiền sản giật, nhiễm trùng sơ sinh, trẻ nhẹ cân, ….

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của viêm bàng quang khi mang thai, thì chị em cần chú ý đến những triệu chứng của bệnh và chủ động thăm khám sớm nhất.

Phương pháp chẩn đoán viêm bàng quang khi mang thai

Các triệu chứng của viêm bàng quang dễ khiến chị em nhầm lần sang các bệnh như viêm niệu đạo, sỏi thận, ….. Do đó, việc chẩn đoán sẽ giúp xác định chính xác bệnh và tìm ra căn nguyên gây bệnh.

Kỹ thuật để chẩn đoán viêm bàng quang khi mang thai gồm có:

Khám lâm sàng

Khi đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bạn sẽ được bác sĩ khám tổng quát thông qua việc đặt câu hỏi liên quan về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng lâm sàng mà bạn gặp phải. Từ đó có cơ sở để chẩn đoán lâm sàng.

Các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra liên quan giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

  • Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là phương pháp thường dùng trong việc chẩn đoán viêm bàng quang khi mang thai.

Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh lấy nước tiểu giữa dòng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm hoặc nuôi cấy trong trường hợp cần thiết. Mẫu nước tiểu sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm ra các vi khuẩn gây bệnh và các tế bào bạch cầu.

  • Nội soi bàng quan

Nội soi bàng quang cũng được dùng để chẩn đoán viêm bàng quang. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng ống soi đưa vào bàng quang thông qua đường tiểu ở ngã niệu đạo của người bệnh để quan sát các tổn thương bên trong bàng quang.

Sau khi quan sát, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ tổn thương để biết được tình trạng của bệnh nhân.

Ngoài ra, ở một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô từ tổn thương trong bàng quang để làm sinh thiết.

Điều trị viêm bàng quang khi mang thai

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào từng nguyên nhân của bệnh để đưa ra phương pháp phù hợp. Nhưng, nhìn chung, phương pháp điều trị sẽ dựa trên 3 nguyên tắc là kiểm soát nhiễm khuẩn, loại bỏ các yếu tố thuận lợi, điều trị dự phòng để chống tái phát.

Với phụ nữ mang thai mắc viêm bàng quang, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh (những loại thuốc dành cho bà bầu) trong khoảng 7 – 10 ngày. Nên khi dùng thuốc, chị em cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng để đảm bảo hiệu quả, cũng như tránh tình trạng nhờn thuốc có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Lưu ý: Mang thai là thời điểm rất nhạy cảm, bất kỳ tác động nào lên cơ thể người mẹ đều có ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị hay sử dụng bất cứ phương pháp điều trị nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi điều trị, bạn nên làm lại xét nghiệm để xem vi khuẩn đã được kiểm soát hay chưa. Nếu chưa thì cần tiếp tục điều trị để phòng ngừa tái phát cho tới khi sinh. Đồng thời, chị em cũng nên cấy nước tiểu định kỳ để tìm ra vi khuẩn trong suốt thời gian thai kỳ để đảm bảo an toàn.

Phương pháp ngăn ngừa viêm bàng quang khi mang thai

Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, chị em cũng cần phải có chế độ sinh hoạt lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh cũng như giảm khả năng tái nhiễm. Theo đó, chị em có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, từ 1,5 – 2 lít nước để làm sạch thận, bàng quang và niệu đạo
  • Đi tiểu ngay khi có nhu cầu, không nhịn tiểu quá 4 tiếng
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên và đúng cách; sử dụng sản phẩm dung dịch vệ sinh có độ PH trung tính
  • Bổ sung các thực phẩm cam, bưởi, quả nam việt quất và sữa chua và các loại rau xanh vào thực đơn hàng ngày
  • Luyện tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải
  • Hạn chế ngồi nhiều, đi lại sau ăn
  • Mặc quần lót thoải mái, thấm hút mồ hôi

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm bàng quang khi mang thai. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi, khi nhận thấy triệu chứng của bệnh hãy chủ động thăm khám và điều trị sớm.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám