banner

Miếng dán tránh thai là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết

Miếng dán tránh thai là một trong những phương thức tránh thai mang lại hiệu quả và dễ sử dụng nên được nhiều chị em lựa chọn tin dùng. Vậy cụ thể miếng dán tránh thai ra sao, hoạt động như nào, có những ưu nhược điểm gì, cách dùng ra sao. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận được lời giải đáp và hướng dẫn sử dụng cụ thể.

Những thông tin được chia sẻ dưới đây được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa Tạ Thị Hồng Duyên, hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội.

Miếng dán tránh thai trông như thế nào?

Bên cạnh các phương pháp tránh thai thông thường như bao cao su, uống thuốc tránh thai thì chị em hoàn toàn có thể sử dụng miếng dán tránh thai để ngăn ngừa khả năng mang thai.

Theo đó, miếng dán tránh thai là miếng dán nhỏ có kích cỡ khoảng 4,5 cm2, được dán trực tiếp lên da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay.

miếng dán tránh thai là gì

Cơ chế hoạt động của miếng dán tránh thai là kích thích giải phóng estrogen và progestin – các loại hormone tương tự với hormone do cơ thể sinh ra để ngăn ngừa quá trình rụng trứng.

Ngoài ra, miếng dán tránh thai còn có tác dụng làm đặc chất nhầy cổ tử cung, khiến cho tinh trùng khó có thể di chuyển để có thể gặp trứng tiến hành thụ tinh.

Nếu sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách sẽ đem lại hiệu quả ngăn ngừa thai lên đến 95%. Khi muốn có thai trở lại bạn chỉ cần ngưng sử dụng miếng dán tránh thai và kinh nguyệt sẽ trở lại sau khoảng 3 chu kỳ kinh nguyệt.

>>>>>>>> Thuốc tránh thai khẩn cấp

Ưu, nhược điểm của miếng dán tránh thai

Ưu điểm

Miếng dán tránh thai có một số ưu điểm dưới đây:

  • Hiếm khi bong ra
  • Hiệu quả cao
  • Đơn giản, dễ sử dụng
  • Không ảnh hưởng đến quá trình quan hệ
  • Không phải dùng hàng ngày như thuốc tránh thai, chỉ cần thay 1 lần/tuần
  • Miếng dán vẫn phát huy tác dụng khi được dán lại sau 24 giờ
  • Giảm mụn trứng cá
  • Cải thiện tình trạng đau nửa đầu kinh nguyệt
  • Hỗ trợ, giảm nhẹ các triệu chứng tiền mãn kinh
  • Có thể dùng miếng dán khi đi chơi, đi tắm

miếng dán tránh thai có tốt không

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, miếng dán tránh thai vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

  • Dễ bị nhìn thấy và nhận ra
  • Có thể gây kích ứng, nổi ban đỏ trên da khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu
  • Không có khả năng ngăn chặn lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục. Do đó khi quan hệ, để phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục thì bạn nên sử dụng thêm bao cao su.
  • Trong thời gian đầu mới sử dụng, bạn có thể gặp phải tình trạng xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt
  • Có thể gây ra một số tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ của miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai giúp chị em ngăn ngừa khả năng mang thai hiệu quả. Nhưng nó vẫn tiềm ẩn một số rủi ro sức khỏe như huyết đông, ung thư.

Huyết đông

Khi sử dụng miếng dán tránh thai, hormone sẽ trực tiếp đi vào máu, làm tăng nguy cơ vón cục máu, dẫn tới có thể làm tắc nghẽn mạch máu hoặc động mạch và kèm theo tình trạng đau tim, đột quỵ.

Ngoài ra nguy cơ bị huyết đông cũng cao hơn khi sử dụng miếng dán tránh thai nếu bạn sử dụng thuốc lá, béo phì quá mức, gặp khó khăn trong cử động, giãn tĩnh mạch nghiêm trọng, cao huyết áp,…

cẩn thận khi dùng miếng dán tránh thai

Ung thư

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, nếu chị em lạm dụng miếng dán tránh thai, dùng chúng trong một khoảng thời gian dài sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư vú so với đối tượng khác. Bên cạnh đó, nó cũng góp một phần nhỏ vào khả năng bị ung thư cổ tử cung.

Do các tác dụng phụ của miếng dán tránh thai trên nên khi sử dụng biện pháp ngừa thai này nữ giới nên tham khảo tư vấn của các bác sĩ uy tín để đảm bảo sức khỏe được tốt nhất.

Cách dùng miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai là một phương pháp tránh thai đặt nội tiết tố, cung cấp các hormone estrogen và progesterone cho cơ thể để ngăn ngừa sự phát triển của trứng và thay đổi niêm mạc tử cung. Để sử dụng miếng dán tránh thai, bạn cần tuân thủ các bước sau đây:

  1. Kiểm tra miếng dán tránh thai trước khi sử dụng: Hãy kiểm tra hạn sử dụng của miếng dán tránh thai và xem xét trên bao bì để đảm bảo rằng bạn đang sử dụng miếng dán tránh thai đúng loại và hạn sử dụng.
  2. Chọn vị trí để dán miếng tránh thai: Bạn có thể dán miếng tránh thai trên các khu vực da khác nhau trên cơ thể, nhưng thường được dán lên bề mặt ngoài của cánh tay, bụng, đùi hoặc lưng. Hãy chọn vị trí thoải mái và không bị áp lực hoặc ma sát khi mặc quần áo.
  3. Làm sạch và khô vùng da: Trước khi dán miếng tránh thai, hãy sử dụng xà phòng và nước để làm sạch khu vực da được chọn và làm khô hoàn toàn với khăn giấy hoặc khăn tắm.
  4. Dán miếng tránh thai: Sau khi vùng da được làm sạch và khô, hãy mở bao bì của miếng dán tránh thai và bóc lớp bảo vệ. Dán miếng tránh thai trực tiếp lên da và ấn chặt trong vài giây để đảm bảo miếng dán tránh thai không bị bong ra.
  5. Thay đổi miếng dán tránh thai: Miếng dán tránh thai thường được sử dụng trong một thời gian khoảng 3 tuần. Sau đó, bạn cần tháo miếng dán tránh thai và nghỉ ngơi trong 1 tuần trước khi đặt miếng mới. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhà sản xuất để sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách và đạt hiệu quả tối đa.

hướng dẫn sử dụng miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai sẽ đem lại hiệu quả cao khi bạn sử dụng đúng cách, Vậy như miếng dán tránh thai dùng như nào là đúng cách?

Hướng dẫn các bước thực hiện dán tránh thai

  • Đầu tiên, bạn sẽ xé miếng dán tránh thai dọc theo mép bao
  • Sau đó kéo miếng dán ra rồi bóc lớp áp vào miếng dán sao cho không chạm tay vào bề mặt dính của miếng dán
  • Tiếp đến dán miếng dán tránh thai vào vùng da khô sạch, không có lông. Thường, miếng dán tránh thai được dán ở mông, bụng, mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc phần thân trên
  • Ấn chặt cho miếng dán dính chắc vào da
  • Kiểm tra hàng ngày nhằm đảm bảo miếng dán vẫn dính tốt trên da

Thời gian sử dụng

Miếng dán tránh thai được dùng theo chu kỳ 4 tuần hoặc 28 ngày – điều này tức là trong thời gian 3 tuần, bạn sẽ phải thay miếng dán mới mỗi tuần một lần cho đến tuần thứ 4 thì không cần dán nữa, lúc này kinh nguyệt sẽ xảy ra. Mỗi một lần thay miếng dán mới bạn có thể dán ở vị trí khác nhau, không bắt buộc phải dán ở vị trí miếng dán cũ.

miếng dán tránh thai dùng được bao lâu

Sau tuần thứ 4 thì bạn sẽ dán miếng dán tránh thai mới và lặp lại quy trình như trước đó.

Ví dụ như, tuần đầu tiên bạn dán vào thứ tư thì những ngày thay miếng dán tránh thai mới là vào thứ tư hàng tuần, thay 3 lần liên tục đến thứ 4 tuần cuối thì bạn bóc ra và không cần dán mới nữa. Như vậy, mỗi miếng dán tránh thai sẽ được dán trong 1 tuần.

Về thời điểm sử dụng miếng tránh thai sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể:

Chưa dùng biện pháp tránh thai nào khác

Nếu người phụ nữ chưa dùng biện pháp tránh thai nào thì miếng dán tránh thai được sử dụng vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt (nghĩa là 1 ngày sau khi hết sạch kinh) và không cần sử dụng thêm các biện pháp tránh thai hỗ trợ.

Còn nếu dùng miếng dán tránh thai sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thì cần áp dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ không phải là biện pháp nội tiết trong 7 ngày liên tiếp.

Đang dùng thuốc tránh thai chuyển sang miếng dán tránh thai

Trường hợp người phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai mà chuyển sang miếng dang tránh thai, bắt đầu dùng miếng dán vào ngày đầu tiên thấy kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc và không cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ.

Còn nếu dán miếng tránh thai sau ngày thấy kinh nguyệt thì cần áp dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ không phải là biện pháp nội tiết trong 7 ngày liên tiếp.

Sau sinh

Trường hợp phụ nữ sau sinh, không cho con bú thì dùng miếng tránh thai để ngăn ngừa thai sớm nhất là 4 tuần sau sinh.

Còn trường hợp cho con bú thì phải đợi khoảng 6 tuần mới bắt đầu dùng. Nguyên do là trong mấy tuần đầu sau sinh cho con bú, nếu dùng miếng dán tránh thai có thể làm giảm số lượng và chất lượng sữa mẹ.

Phá thai hoặc sảy thai

Nếu chị em muốn tránh thai bằng miếng dán tránh thai sau khi phá thai hoặc sảy thai khi thai nhi dưới 20 tuần tuổi thì có thể dùng miếng dán tránh thai ngay sau khi phá thai hoặc sẩy thai vài ngày và không cần dùng thêm biện pháp tránh thai khác hỗ trợ.

Trường hợp thai nhi trên 20 tuần thì có thể dùng miếng dán tránh thai vào ngày thứ 21 sau khi phá/sảy thai hoặc ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên tùy thuộc vào tình trạng nào đến trước.

Trường hợp chống chỉ định dùng miếng dán tránh thai

Miếng dán tránh thai thường được dùng cho những phụ nữ muốn sử dụng biện pháp ngăn ngừa thai tạm thời có hiệu quả cao mà không muốn dùng các biện pháp khác.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ đối tượng nào đều có thể sử dụng. Do đó mà, khi có ý định dùng miếng dán tránh thai, bạn cần phải đi khám và tư vấn ở các cơ sở y tế uy tín để xem mình có nằm trong diện chống chỉ định dùng miếng dán tránh thai không. Điều này giúp bạn tránh được một số tác dụng phụ khi sử dụng miếng dán.

sử dụng miếng dán tránh thai cho ai

Những trường hợp chống chỉ định tuyệt đối gồm:

  • Phụ nữ có thai, nghi ngờ mang thai, đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau sinh
  • Đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh mạch vành như lớn tuổi, hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường
  • Những người bị tăng huyết áp, với huyết áp tâm thu từ 160mmHg trở lên, huyết áp tâm trương từ 100mmHg trở lên
  • Chị em đã và đang mắc bệnh về tim mạch như rối loạn đông máu, thuyên tắc tĩnh mạch, bệnh lý van tim, thuyên tắc phổi, …
  • Đối tượng sắp phải phẫu thuật nằm viện trên 1 tuần
  • Chị em bị đái tháo đường có biến chứng về thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu
  • Phụ nữ đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid
  • Phụ nữ đang mắc xơ gan, u gan, suy gan

Những trường hợp chống chỉ định tương đối gồm:

  • Chị em đang dùng một số thuốc chống co giật như phenytoin, barbiturat, primidon, topiramate, carbamazepin, oxcarbazepine, thuốc kháng virus, kháng sinh rifampicin…
  • Phụ nữ đang cho con bú sau khi sinh từ 6 tuần đến 6 tháng hoặc không cho con bú trong vòng 4 tuần sau khi sinh
  • Phụ nữ đã từng bị ung thư vú và trong vòng 5 năm trở lại bệnh không có dấu hiệu tái phát
  • Đối tượng đang mắc chứng rối loạn lipid máu tăng cholesterol do uống thuốc tránh thai
  • Đối tượng có sỏi mật và đang điều trị nội khoa hoặc xơ gan còn bù
  • Những người đã hoặc đang bị tăng huyết áp, với huyết áp tâm thu từ 140 – 159mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 90 – 99 mmHg

Các vấn đề khi dùng miếng dán tránh thai

Trong quá trình sử dụng miếng dán tránh thai, chị em có thể gặp phải một số vấn đề như thay đổi ngày dán, quên sử dụng miếng dán, bị kích ứng, … Khi phát hiện cần xử lý kịp thời để đảm bảo hiệu quả của miếng dán.

Quên sử dụng miếng dán

Nếu chị em quên sử dụng miếng dán tránh thai vào tuần đầu của chu kỳ kinh nguyệt thì cần phải dán miếng tránh thai mới ngay khi nhớ ra và ghi lại ngày dán tránh thai rồi lấy đó làm ngày thay các miếng dán vào tuần tiếp theo. Đồng thời sử dụng các biện pháp tránh thai hỗ trợ trong vòng 7 ngày kể từ ngày dán miếng dán này.

quên dùng miếng dán tránh thai

Nếu quên sử dụng miếng dán tránh thai vào tuần thứ 2 hoặc thứ 3, muộn trong khoảng 48 giờ thì cần phải dán miếng tránh thai mới ngay khi nhớ ra và ghi lại ngày dán tránh thai rồi lấy đó làm ngày thay các miếng dán vào tuần sau và không cần dùng biện pháp tránh thai hỗ trợ. Còn sau 48 giờ thì cần phải dừng chu kỳ sử dụng miếng dán tránh thai hiện tại và bắt đầu chu kỳ tránh thai mới bằng cách dán miếng dán mới và ghi lại ngày bắt đầu dán và lấy đó làm ngày thay các miếng dán vào các tuần tiếp theo, đồng thời sử dụng biện pháp hỗ trợ tránh thai trong vòng 7 ngày.

Thay đổi ngày thay miếng dán

Bạn có thể thay đổi ngày thay miếng dán tránh thai bằng cách dùng hết 3 miếng dán tránh thai của chu kỳ kinh nguyệt hiện tại. Trong tuần không dùng miếng dán, chọn “ngày thay miếng dán” cho chu kỳ kinh nguyệt mới mà bạn muốn rồi dán miếng dán đầu tiên. Nhưng lưu ý không được muộn hơn 7 ngày kể từ ngày lột bỏ miếng dán trước.

Bị kích ứng da

Nếu miếng dán tránh thai gây kích ứng da, bạn có thể dùng một miếng dán mới vào một vị trí khác cho đến “ngày thay miếng dán”.

Miếng dán thai bị bong tróc

Miếng dán thai bị bong mép bờ hoặc bong hẳn ra mà không được dán lại thì miếng dán sẽ không phát huy hết tác dụng dẫn tới chị em có khả năng mang thai.

Nếu miếng dán tránh thai bị bong tróc dưới 1 ngày thì cần dán lại ngay hoặc thay băng dán mới mà không cần dùng biện pháp tránh thai hỗ trợ. Miếng dán tiếp theo sẽ được thay vào đúng “ngày thay miếng dán”.

Khi miếng dán thai bị bong tróc trên 1 ngày hoặc bạn không xác định được thời điểm miếng dán bị bong tróc thì cần dừng lại ngay chu kỳ tránh thai hiện tại và bắt đầu chu kỳ tránh thai mới bằng cách dán miếng dán mới. Và ngày hôm đó cũng chính là “ngày thay miếng dán” cho chu kỳ mới, đồng thời, sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ không chữa nội tiết tố trong vòng 7 ngày liên tiếp.

Rối loạn kinh nguyệt

Nếu dùng miếng dán tránh thai mà bạn gặp phải tình trạng rong huyết thì không cần quá lo lắng vẫn nên tiếp tục dùng miếng dán tránh thai. Tình trạng rong huyết do miếng dán tránh thai gây ra thường chấm dứt sau một vài chu kỳ kinh nguyệt.

Lưu ý khi sử dụng miếng dán tránh thai

Khi sử dụng miếng dán tránh thai, chị em cũng cần phải lưu ý một vài điều dưới đây nhằm đảm bảo hiệu quả:

  • Đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám xem có nằm trong các trường hợp chống chỉ định dùng miếng dán tránh thai không.
  • Không dùng đồng thời miếng dán tránh thai và thuốc tránh thai
  • Không dán miếng dán tránh thai lên vú, vùng da đang bị đỏ hoặc kích ứng hay bị trầy xước
  • Không nên trang điểm, sử dụng các loại kem bôi, phấn, sữa hoặc các sản phẩm khác lên vùng da đang dán miếng dán hay vùng da sắp được dán miếng dán. Điều này nhằm tránh làm giảm tính kết dính của miếng dán tránh thai
  • Không dán miếng dán tránh thai lên vùng da bị bệnh dã liễu để tránh bệnh phát triển nặng hơn
  • Khi bơi, tắm, tập thể dục thể thao không nên tháo miếng dán ra

Trên đây là những thông tin về miếng dán tránh thai chị em cần biết khi có ý định sử dụng chúng. Miếng dán tránh thai là phương pháp tránh thai dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao khi sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám