banner

Nổi hạch ở nách khi mang thai có sao không? Bs.Hồng Duyên

Nổi hạch ở nách khi mang thai là một sự thay đổi ít khi thấy xuất hiện ở các mẹ bầu. Lúc này mẹ bầu có thể sờ thấy cục u nhỏ tại nách, mà dân gian hay gọi là cục hạch. Nhận biết những thông tin về tình trạng này sẽ giúp mẹ bầu có được tâm lý an tâm hơn, biết cách điều trị phù hợp hơn để bảo đảm sức khỏe của cả hai mẹ con khi mang bầu. Bài viết được thực hiện với sự hỗ trợ của bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, bác sĩ Chuyên khoa I sản phụ khoa!

Hạch ở nách là gì?

Hạch là những hạt có hình bầu dục, kích thước nhỏ nằm trong hệ bạch huyết của con người. Chúng có thể nằm tại các vị trí khác nhau như bẹn, háng, nách, xương đòn, vùng cổ… Nó tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể.

nổi hạch ở nách khi mang thai 2

Bình thường, bạn khó có thể sờ thấy các hạch. Tuy nhiên theo Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên, khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra hoặc khi hoạt động quá sức thì hạch có thể to ra và nổi lên. Đối với chị em khi mang bầu, hạch sẽ phình to lên nếu chức năng đề kháng của cơ thể có vấn đề. Vì thế chị em cần lưu ý đến tình trạng nổi hạch ở nách khi mang thai.

>>>>>>>>> Dấu hiệu mang thai

Nguyên nhân khiến mẹ bầu nổi hạch ở nách khi mang thai

Bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên cho rằng: “Nguyên nhân gây nổi hạch ở nách khi mang thai 90% là lành tính, theo số liệu thống kê của các cơ sở y tế. Các hạch này không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em cũng như của thai nhi trong bụng. Tuy nhiên vẫn có 10% hạch ở nách liên hệ tới các tình trạng nguy hiểm.”

bà bầu nổi hạch ở nách khi mang thai

Nguyên nhân gây nổi hạch ở nách khi mang thai thường được chia thành nguyên nhân lành tính và ác tính:

Nguyên nhân lành tính

Gồm các nguyên nhân:

  • Vùng nách, bàn tay, cánh tay, ngực… bị chấn thương dẫn tới nhiễm trùng.
  • Do thai phụ bị nhiễm các loại khuẩn brucellosis, bartonella, vi khuẩn lao…
  • Mẹ bầu bị sởi, thủy đậu, HIV…
  • Mẹ bầu bị biến chứng do cấy ghép silicon hoặc các chất lạ khác vào cơ thể để nâng ngực.
  • Gặp phải tác dụng phụ sau khi tiêm phòng.

Nguyên nhân ác tính

Nổi hạch ở nách khi mang thai có thể là dấu hiệu sớm cho thấy khối u xuất hiện tại các hạch bạch huyết hoặc gần đó. Bệnh lý gặp phải thường liên quan đến bạch cầu:

  • Do bị ung thư da hắc tố melanoma.
  • Do khối u lympho không Hodgkin.
  • Do khối u lympho Hodgkin.
  • Do bệnh ung thư vú.

>>>>>>>> Mang thai ngoài tử cung

Nổi hạch ở nách khi mang thai triệu chứng ra sao?

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng khi bị nổi hạch ở nách sẽ có sự khác biệt, và cho dù cùng nguyên nhân thì với mỗi người triệu chứng cũng sẽ xuất hiện không giống nhau. Ngoài việc hạch ở nách có vị trí và kích thước khác biệt, bệnh nhân còn có thể gặp phải các tình trạng: ra mồ hôi về đêm, sổ mũi, mệt mỏi và chán ăn, sốt cao…

bà bầu nổi hạch ở nách khi mang thai bị sốt

Các triệu chứng kể trên cho thấy tình trạng nhiễm trùng tại hạch hoặc do mẹ bầu mắc phải căn bệnh nào đó. Một số biểu hiện khác cũng có thể xuất hiện, và tốt nhất mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ nếu thấy:

  • Hạch sưng đau không hết, thậm chí lan rộng ra từ 2 tới 4 tuần. Hạch phát triển to hơn.
  • Hạnh bị sưng mềm.
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm.
  • Sốt không thấy khỏi.
  • Dù không ăn kiêng nhưng cân nặng giảm.

Nổi hạch ở nách khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Nhiều mẹ bầu lo lắng nổi hạch ở nách khi mang thai sẽ gây nguy hiểm. Về điều này, bác sĩ Tạ Thị Hồng Duyên nói rằng: “Đa phần các trường hợp nổi hạch ở nách khi mang thai là lành tính, thế nên chị em không nên quá lo lắng”.

Các hạch lành tính này thường không tác động xấu tới quá trình phát triển của thai nhi hay sức khỏe của mẹ. Nếu muốn biết hạch có lành tính hay không, chị em có thể chạm vào để cảm nhận. Nếu thấy hạnh không tăng kích thước và không gây đau thì đây được coi là tình trạng sinh lý bình thường.

Tuy nhiên, bác sĩ Duyên nhấn mạnh: chị em cần hết sức lưu ý nếu thấy hạch sưng, viêm và đau. Đặc biệt nếu điều này đi kèm với các triệu chứng đau nhức vùng hạch, sốt cao liên tục… Với trường hợp này, tốt nhất cần đi thăm khám thai để tìm ra nguyên nhân và giải pháp kịp thời.

Nổi hạch ở nách khi mang thai điều trị ra sao?

Căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà việc điều trị tình trạng nổi hạch ở nách khi mang thai sẽ có sự khác biệt. Nếu như các hạch là lành tính, thì sau một thời gian nó có thể tự thuyên giảm và biến mất. Nhưng với các trường hợp nặng hơn bạn nên sử dụng thuốc.

Dùng thuốc chống viêm

Phương pháp điều trị phổ biến dành cho các mẹ bầu khi nổi hạch ở nách là sử dụng thuốc chống viêm. Việc dùng thuốc ra sao cần phải lắng nghe chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thận trọng, bởi vì hiện nay vẫn có một số loại thuốc có thành phần dược lực làm ảnh hưởng tới việc phát triển của thai nhi.

Với các trường hợp vừa nổi hạch ở nách vừa kèm theo sốt, thì mẹ bầu cần phải hạ sốt nhanh chóng để tránh bị co giật. Một cách khác để giảm nhiệt độ và giảm sự nguy hiểm là chườm khăn ấm.

Điều trị vùng nách

Nếu hạch bạch huyết bị xâm nhiễm, thì có thể phải cắt bỏ. Lúc này bác sĩ sẽ phẫu thuật để nạo hạch, giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên chỉ khi dùng thuốc không đạt hiệu quả thì bác sĩ mới áp dụng biện pháp này.

Chế độ chăm sóc dành cho bà bầu bị nổi hạch ở nách khi mang thai

Khi mang thai, nếu bị nổi hạch ở nách thì mẹ bầu cần phải chăm sóc kỹ bản thân để tránh bị suy yếu. Lúc này, một chế độ thực phẩm giàu dinh dưỡng là rất quan trọng, giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, đồng thời giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Cũng có một số loại thực phẩm chị em không nên ăn để tránh cho hạch phát triển lớn hơn. Chế độ chăm sóc dành cho bà bầu bị nổi hạch ở nách khi mang thai gồm:

bà bầu nổi hạch ở nách khi mang thai nên ăn gì

Những thực phẩm nên ăn

Chị em nên ăn:

  • Các loại rau lá có màu xanh, khoai lang, cà rốt, xoài, cam, quýt…
  • Những thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, gạo, khoai tây…
  • Thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà… và các vi chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể.

Những thực phẩm không nên ăn

Chị em cần tránh những thực phẩm:

  • Đậu và các thực phẩm chế biến từ đậu nành.
  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu…
  • Các loại đồ ăn cay nóng và thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
  • Đồ uống có cồn, đồ uống có ga.

Không tự ý uống thuốc

Trong nhiều loại thuốc có chứa thành phần hóa học ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, vì thế mẹ bầu không được tự ý mua thuốc về uống. Khi thấy nách xuất hiện hạch và lên cơn sốt, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị như chườm đá, đắp khăn… để hạ sốt nhanh chóng, tránh bị xuất huyết hay co giật… Đồng thời việc điều trị cần phải trực tiếp kết nối để lắng nghe lời khuyên của bác sĩ.

Lưu ý nếu sốt

Với phụ nữ khi mang thai, nổi hạch ở nách là tình trạng rất nhạy cảm, cần người thân phải chăm sóc kỹ càng và chú ý từng biểu hiện. Không nên để các dấu hiệu bất thường hoặc việc sốt cao khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hi vọng các thông tin trên đây đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về tình trạng nổi hạch ở nách khi mang thai. Nếu điều này xảy ra, chị em không nên quá lo lắng, hãy giữ tinh thần lạc quan, theo dõi thường xuyên để kịp thời xử lý theo hướng dẫn của y bác sĩ.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất

Tư vấn miễn phí từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi

- Tận tâm với nghề, tận tình với bệnh nhân -

Bs. Tạ Thị Hồng Duyên

  • CK I Sản phụ khoa
  • Tốt nghiệp Học viện Quân y
  • Với 30 năm kinh nghiệm
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội (2014)
  • Bác sĩ lâm sàng Sản Phụ khoa Bệnh viên Sản trung ương (2007 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Thị Phương Loan

  • CK I Sản phụ khoa
  • Với hơn 30 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ chuyên khoa sản tại Trung tâm Y tế huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (1991 - 2002)
  • Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình (2005 - 2018)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Lê Đỗ Nguyên

  • CK II Ngoại Tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Từng công tác tại Khoa Ngoại - Tiết niệu, BV Xanh - Pôn (1987 - 2019)
  • Là chuyên gia y tế tại Angola (2007 - 2011)
499 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Nguyễn Kiếm

  • CK Y học cổ truyền
  • Tốt nghiệp Học viện Trung y Bắc Kinh Trung Quốc chuyên ngành y học cổ truyền
  • Với hơn 45 năm kinh nghiệm
  • Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện E (1976-2005), Phó giám đốc bệnh viện E (1999 - 2006)
439 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Đặng Tuấn Trình

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với gần 40 năm kinh nghiệm
  • Bác sĩ CKI tại BV đa khoa Xanh-Pon (1984 - 1989)
  • Bác sĩ CKI tại Bệnh viện Thanh Nhàn (1990 - 2014)
469 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám

Bs. Trần Văn Vỵ

  • CK I Nam học - Ngoại tiết niệu
  • Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội
  • Với hơn 35 năm kinh nghiệm
  • Nguyên Trưởng khoa Ngoại thận - tiết niệu BV Thanh Nhàn Hà Nội (1985 - 2014)
  • Công tác tại Khoa Nam học - BV Phụ sản Hà Nội cơ sở 2 (2015 - 2016)
459 Lượt đặt hẹn

LỊCH KHÁM

Tư vấn miễn phí
Đặt hẹn online

ĐỊA CHỈ

Số 152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

GIẢM GIÁ150.000đ

Đặt lịch hẹn trực tuyến để được miễn phí chi phí khám